Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hợp tác và phát triển sản xuất bò giống bài học của Đan Mạch

Hợp tác và phát triển sản xuất bò giống bài học của Đan Mạch
Ngày đăng: 09/10/2015

Dự hội thảo, có Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam C. Laursen, đại diện lãnh đạo Bộ NN và PTNT, Cục Chăn nuôi, Sở NN và PTNT nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cùng một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống, vật tư phục vụ ngành chăn nuôi bò.

Theo báo cáo của Bộ NN và PTNT, hiện cả nước có gần 254 nghìn con bò sữa, tăng 26,5% so với năm 2013; có 5,3 triệu con bò thịt, tăng 2,7% so với năm 2014.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua, việc chăn nuôi bò sữa phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; nuôi bò thịt góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

Bên cạnh những mặt làm được, cũng còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, kỹ thuật chăn nuôi bò, việc sử dụng thức ăn, phòng bệnh cho bò...

Một số chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi của Đan Mạch đã chia sẻ các kinh nghiệm về cách thức quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào chăn nuôi, cụ thể: gây giống, lai giống, thức ăn, chăm sóc sức khỏe cho bò để nâng cao chất lượng sữa, thịt bò; giới thiệu một số bò giống tốt hiện có trên thị trường như Viking Red, Viking Jersey, Viking Holstein...

Các đại biểu cũng đưa ra nhiều đề xuất để sản xuất bò giống tốt hơn trong thời gian tới, đó là cần quản lý chặt chẽ giống bò sữa, bò thịt bảo đảm chất lượng tinh bò đưa vào sản xuất.

Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật trong chăn nuôi bò, nhất là các biện pháp kỹ thuật để tỷ lệ thụ thai đối với bò sữa cao hơn.

Hỗ trợ tinh bò thịt chất lượng cao, tinh phân ly giới tính đối với bò sữa, công nghệ cấy truyền phôi vào sản xuất...

Nếu làm tốt, việc sản xuất bò giống ở nước ta sẽ đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng sữa, thịt bò được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Ngã Năm Làm Giàu Nhờ Sông Nước Nông Dân Ngã Năm Làm Giàu Nhờ Sông Nước

Từ đầu mùa mưa, phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã tuyên truyền bà con tích cực triển khai các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, theo đó từ giữa tháng 9 trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tăng tương đối nhanh gần 2.500 ha, riêng nuôi cá trong vèo chiếm trên 3.000 m2 diện tích mặt nước, tăng hơn gần 800 m2 so với tháng trước.

13/10/2014
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt Hơn 25 Nghìn Tấn Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt Hơn 25 Nghìn Tấn

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 5.425 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù bị tác động của dịch bệnh, nhưng từ đầu năm đến nay các địa phương đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn thủy sản và xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ sản theo hướng trang trại.

13/10/2014
Tín Hiệu Khả Quan Từ Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm Tín Hiệu Khả Quan Từ Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm

Từ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa Vĩnh Sơn C, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”, tháng 5-2013, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kbang cùng 10 hộ dân trên địa bàn huyện đã tiến hành lập dự án, khảo sát thực tế hồ chứa, bố trí lắp đặt 20 ô lồng, mỗi ô rộng 32 m2 và thả 10.000 con cá tầm giống. Đến nay, sự phát triển ổn định của đàn cá cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nuôi cá tầm trên địa bàn huyện.

13/10/2014
Con Tôm “Mắc Cạn” Cuối Vụ Con Tôm “Mắc Cạn” Cuối Vụ

Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…

13/10/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh) Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh)

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

13/10/2014