Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hợp Tác Thủy Sản Giữa Na Uy Và Việt Nam

Hợp Tác Thủy Sản Giữa Na Uy Và Việt Nam
Ngày đăng: 25/03/2014

Dù có nhiều nước cùng xuất khẩu cá hồi như Chile, Canada… nhưng Na Uy chiếm 72% thị trường thế giới. Với chất lượng và nghệ thuật tiếp thị, các công ty của Na Uy đã thuyết phục được người tiêu dùng Nhật Bản, vốn rất khó tính, thay đổi suy nghĩ, sử dụng cá hồi nuôi Na Uy như món ăn không thể thiếu, thay vì trước đó chỉ sử dụng cá khai thác từ biển để chế biến các món ăn truyền thống.

Cùng phát triển

Tuần qua, trong khuôn khổ hợp tác giữa 2 nước từ chuyến thăm Việt Nam của Hoàng gia Na Uy, đoàn doanh nghiệp (DN) Na Uy đã làm việc với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tại TPHCM, tìm hiểu về cơ hội hợp tác giữa các DN cùng lĩnh vực.

Nói đến cá hồi thế giới người ta hay nhắc đến cá hồi Na Uy bởi sự tổ chức chuyên nghiệp, bài bản, uy tín và chất lượng luôn được đảm bảo. Nhu cầu sử dụng cá hồi tại Việt Nam nói riêng và cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung còn nhiều cơ hội phát triển nhờ nền kinh tế năng động và một lượng lớn dân số thế giới tập trung sống ở khu vực này, bao gồm cả Ấn Độ.

Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy, ông Amund Dronen Ringdal, cho rằng, là quốc gia có kinh nghiệm phát triển thủy sản, đây là dịp tìm hiểu và hy vọng cơ hội hợp tác giữa 2 nước sẽ có bước phát triển tốt hơn. Theo ông, công nghệ là yếu tố tiên quyết trong nuôi trồng và khai thác hải sản. Điều quan trọng là tạo kênh đối thoại để 2 phía cùng phát triển mục tiêu trong tương lai.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Vasep, cho rằng có khả năng hợp tác giữa hai bên. Bên cạnh chế biến trong nước, Na Uy có thể xuất khẩu cá hồi tươi nguyên con đến Việt Nam, nơi mà khả năng và công suất chế biến của các nhà máy thủy sản còn rất lớn.

Các thiết bị đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu của châu Âu, nguồn lao động cạnh tranh và tay nghề cao của người công nhân thủy sản Việt Nam có nhiều ưu thế so với các nước trong khu vực để sơ chế và tái xuất khẩu sang các nước vùng châu Á - Thái Bình Dương.

Bài học mới

Cá tra Việt Nam thời gian đầu phát triển rất nhanh, từ con cá bản địa, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nuôi được và chế biến xuất khẩu, tạo ra bước tiến đột phá. Nhưng sau khi đạt sản lượng 1 triệu tấn cá nguyên liệu chế biến cách đây mấy năm thì bắt đầu lộ ra những thách thức không nhỏ về tổ chức sản xuất, liên kết, chế biến và xuất khẩu từ nội tại ngành cá tra Việt Nam. Sự tự phát cả trong nuôi, chế biến với hàng loạt nhà máy mới ra đời dẫn đến tình trạng tranh giành khách hàng bằng cách giảm giá, mà theo kinh nghiệm của Na Uy, đó là hành động tồi tệ nhất kéo theo các DN cùng đi vào ngõ cụt.

Mấy năm nay, những thách thức, bất cập do sự tự phát ngày càng lộ rõ. Vì vậy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn cho rằng, bài học về cách tổ chức của Hội đồng Thủy sản Na Uy là kinh nghiệm quý giá mà Việt Nam tìm hiểu để có thể từng bước áp dụng cả về tổ chức sản xuất, cách làm thương hiệu, tiếp thị và chất lượng sản phẩm. Tái cấu trúc ngành thủy sản, ở đây là mặt hàng cá tra cần làm nhiều khâu, từ con giống, thức ăn có hệ số tiêu tốn thấp, vaccine trong phòng trừ bệnh… Chính phủ cũng đang chuẩn bị ban hành việc quản lý, tiêu thụ cá tra từ bài học của Na Uy.

Có người đặt câu hỏi, Na Uy sẽ e ngại sự vươn lên mạnh mẽ cá tra Việt Nam nên sẽ khó có chuyện hợp tác hay giúp đỡ, nhưng phía Na Uy khẳng định, cá tra Việt Nam là cá nước ấm, nuôi vùng nước ngọt, trong khi cá hồi là cá biển, ở vùng nước lạnh nên không có sự cạnh tranh lẫn nhau mà có những thị trường riêng cho từng loại sản phẩm.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch danh dự Vasep, cho rằng, điều quan trọng là từ sự tổ chức bài bản, hợp lý và sự liên kết chuỗi giữa người nuôi và nhà chế biến của ngành cá hồi Na Uy, chúng ta phải tìm ra cái có thể áp dụng cho việc tổ chức lại ngành hàng cá tra Việt Nam. Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, áp dụng kinh nghiệm ngành công nghiệp cá hồi Na Uy cho cá tra Việt Nam, trong đó có việc kiểm soát chặt chẽ sản lượng theo quota nuôi.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, sau nhiều năm tranh cãi, giờ đây hầu hết nhà quản lý và nhà sản xuất đều nhìn nhận, cá tra là ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu phải có điều kiện.

Dù chưa thể áp dụng ngay mà sẽ áp dụng biện pháp mềm hơn nhưng sẽ là khuynh hướng phải tiếp cận dần dần trong tương lai theo cách mà ngành hàng cá hồi Na Uy đã áp dụng hiệu quả vài chục năm qua, cùng một loạt các biện pháp khác giúp cá hồi Na Uy trở nên có uy tín và là thương hiệu số 1 thế giới. Trong đó có việc thu phụ phí xuất khẩu mặt hàng cá hồi để làm nguồn kinh phí cho việc xúc tiến thương mại, điển hình là việc tiếp cận để người tiêu dùng

Nhật Bản thay đổi dần thói quen, từ chỗ chỉ sử dụng cá khai thác từ biển làm các món ăn tươi, sang chấp nhập cá hồi nuôi của Na Uy. Qua bài học này cho thấy, một mình DN không thể làm được mà phải có sự phối hợp, đồng lòng giữa các DN trong việc tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là với những thị trường khó tính.


Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Thực Hiện Quyết Định 673 Chủ Động Thực Hiện Quyết Định 673

Ngày 18.6, tại TP. Bắc Ninh, T.Ư Hội NDVN tổ chức hội nghị giao ban Công tác hội và phong trào ND khu vực đồng bằng sông Hồng 6 tháng đầu năm 2012. Phó Chủ tịch T.Ư Hội Lều Vũ Điều chủ trì hội nghị.

19/06/2012
Mô Hình Nuôi Cua Xanh Sinh Sản Nhân Tạo Mô Hình Nuôi Cua Xanh Sinh Sản Nhân Tạo

Nước trong ao được bơm cạn dần, cua trú ngụ trong những bó chà, bò ra ngoài và được bắt lên bằng vợt lưới. Con nào con ấy bằng bàn tay, màu nâu xám, đôi càng to bằng ngón tay cái. Để lên bàn cân, trung bình 400 g/con. Thử nghiệm nuôi cua xanh từ nguồn giống sinh sản nhân tạo tại Bình Định trong 3 tháng 20 ngày đã đạt hiệu quả như vậy.

02/06/2012
Mô Hình Nuôi Gà Nòi Lai Thả Vườn Mô Hình Nuôi Gà Nòi Lai Thả Vườn

Là một trưởng ấp năng nổ nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Tạo ấp Sơn Phụng xã Sơn Định huyện Chợ Lách còn được nông dân trong và ngoài ấp biết đến bởi bản chất cần cù, chịu khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng chính sức lao động của mình, trong đó có mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn.

23/12/2011
Chế Phẩm Sinh Học Cho Ao Tôm Chế Phẩm Sinh Học Cho Ao Tôm

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

30/12/2011
Tôm Thẻ Chân Trắng Cho Lợi Nhuận Trên 170 Triệu Đồng Tôm Thẻ Chân Trắng Cho Lợi Nhuận Trên 170 Triệu Đồng

Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng

20/11/2011