Hợp tác phát triển dự án mắc ca tại Tây Nguyên

Việc hợp tác này là một bước đi chiến lược quan trọng trong việc xây dựng và triển khai Dự án mắc ca của Him Lam, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông – lâm nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên.
Theo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng và mô hình nhân rộng cho Tây Nguyên”, dự án phát triển diện tích trồng cây mắc ca của Công ty Cổ phần Him Lam sẽ tạo việc làm cho 200.000 lao động địa phương; tăng thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống lâu dài, tạo ra một bộ phận người giàu ở nông thôn. Dự án này cũng không ảnh hưởng đến cây trồng chiến lược tại địa phương như trà, cà phê vì có thể trồng xen canh; góp phần cải tạo mội trường, cung cấp lượng gỗ lớn trong tương lai lâu dài. Dự án được kỳ vọng mang lại nguồn lợi lớn cho người dân, nhà đầu tư, chính quyền địa phương. |
Mục tiêu và nội dung hợp tác tập trung vào 5 vấn đề chính: (1) Xây dựng đề án phát triển cây mắc ca giai đoạn 2015 -2020, tầm nhìn 2025. (2) Ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây giống chất lượng cao. (3) Hợp tác và chuyển giao công nghệ khoa học, kỹ thuật. (4) Phối hợp quy hoạch vùng trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên. (5) Nghiên cứu chế biến thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất từ mắc ca.
Mặt khác, Him Lam cam kết hỗ trợ viện WASI trong công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực góp phần xây dựng WASI trở thành một đơn vị sự nghiệp khoa học có vị thế lớn mạnh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ cho sự phát triển nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên.
Được biết, Công ty Cổ phần Him Lam đang từng bước chuyển dịch sang lĩnh vực nông – lâm nghiệp, với định hướng phát triển dự án mắc ca tại các tỉnh Tây Nguyên, là một ngành phát triển bền vững theo mô hình kết nối 4 “nhà”: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Theo đó, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, chất lượng cây giống, phát triển kĩ thuật chăm sóc... là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu đối với dự án mắc ca của Him Lam.
Để làm được điều này, Him Lam đã bắt tay vào công tác khảo sát, quy hoạch vùng trồng, nghiên cứu khoa học, chọn cây giống, áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Tây Nguyên.
Với nền tảng bài bản và khoa học như vậy, Him Lam tự tin có được cây giống cho năng suất cao, có giá trị kinh tế, đảm bảo thu nhập cho người dân. Từ đó giúp người dân có cái nhìn đúng đắn và xác thực về giá trị kinh tế của cây mắc ca.
Có thể bạn quan tâm

Một số nông dân ngỡ rằng năm nay nước lớn hơn mọi năm, bởi mới giữa tháng 7 âm lịch, nước đã cao hơn cùng kỳ năm 2013 gần cả thước. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 8 âm lịch, mực nước xuống hơn nửa thước so tháng 7. Con nước cứ diễn biến bất thường liên tục từ đầu mùa lũ đến giờ khiến các hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa cho biết: từ đầu tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm vụ 1 và vụ 2. Năng suất bình quân đạt 13 tấn/1ha/vụ, giảm gần 4 tấn/1ha/vụ so với năm 2013.

Tỉnh Bình Định đã tổ chức tập huấn về kỹ thuật khai thác, xử lý cá, bảo quản cá sau thu hoạch trên tàu cho toàn bộ thuyền viên của 4 nhóm tàu tham gia dự án.

Ngày 5 - 10, tại bến cá Lăng Tô, ngư dân thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đánh bắt được một con cá Cào dài 2 m, nặng khoảng 200 kg. Đây là tín hiệu phấn khởi cho ngư dân địa phương hứa hẹn một mùa biển bội thu.

Theo thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển Khánh Hòa khoảng 116.000 tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến, xuất khẩu của tỉnh chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau thu hoạch không cao.