Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hợp tác phát triển dự án mắc ca tại Tây Nguyên

Hợp tác phát triển dự án mắc ca tại Tây Nguyên
Ngày đăng: 01/08/2015

Việc hợp tác này là một bước đi chiến lược quan trọng trong việc xây dựng và triển khai Dự án mắc ca của Him Lam, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông – lâm nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên.

Theo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng và mô hình nhân rộng cho Tây Nguyên”, dự án phát triển diện tích trồng cây mắc ca của Công ty Cổ phần Him Lam sẽ tạo việc làm cho 200.000 lao động địa phương; tăng thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống lâu dài, tạo ra một bộ phận người giàu ở nông thôn. Dự án này cũng không ảnh hưởng đến cây trồng chiến lược tại địa phương như trà, cà phê vì có thể trồng xen canh; góp phần cải tạo mội trường, cung cấp lượng gỗ lớn trong tương lai lâu dài. Dự án được kỳ vọng mang lại nguồn lợi lớn cho người dân, nhà đầu tư, chính quyền địa phương.

Mục tiêu và nội dung hợp tác tập trung vào 5 vấn đề chính: (1) Xây dựng đề án phát triển cây mắc ca giai đoạn 2015 -2020, tầm nhìn 2025. (2) Ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây giống chất lượng cao. (3) Hợp tác và chuyển giao công nghệ khoa học, kỹ thuật. (4) Phối hợp quy hoạch vùng trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên. (5) Nghiên cứu chế biến thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất từ mắc ca.

Mặt khác, Him Lam cam kết hỗ trợ viện WASI trong công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực góp phần xây dựng WASI trở thành một đơn vị sự nghiệp khoa học có vị thế lớn mạnh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ cho sự phát triển nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên.

Được biết, Công ty Cổ phần Him Lam đang từng bước chuyển dịch sang lĩnh vực nông – lâm nghiệp, với định hướng phát triển dự án mắc ca tại các tỉnh Tây Nguyên, là một ngành phát triển bền vững theo mô hình kết nối 4 “nhà”: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Theo đó, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, chất lượng cây giống, phát triển kĩ thuật chăm sóc... là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu đối với dự án mắc ca của Him Lam.

Để làm được điều này, Him Lam đã bắt tay vào công tác khảo sát, quy hoạch vùng trồng, nghiên cứu khoa học, chọn cây giống, áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Tây Nguyên.

Với nền tảng bài bản và khoa học như vậy, Him Lam tự tin có được cây giống cho năng suất cao, có giá trị kinh tế, đảm bảo thu nhập cho người dân. Từ đó giúp người dân có cái nhìn đúng đắn và xác thực về giá trị kinh tế của cây mắc ca.


Có thể bạn quan tâm

1,45 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Phát Triển Chăn Nuôi 1,45 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Phát Triển Chăn Nuôi

Hội ND và Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh vừa tiến hành giải ngân 1,45 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND tỉnh cho 58 hội viên ND nghèo, khó khăn thuộc 3 xã Phước Long Thọ, Long Mỹ và Phước Hội (huyện Đất Đỏ) thực hiện Dự án “Chăn nuôi bò thịt”.

20/06/2014
Hà Nội Chi 500 Tỷ Đồng Để Dồn Điền Đổi Thửa Hà Nội Chi 500 Tỷ Đồng Để Dồn Điền Đổi Thửa

Ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, thành phố sẽ chi 500 tỷ đồng để chi trả, phân bổ cho các địa phương, cố gắng hoàn thành DĐĐT trong năm 2014.

20/06/2014
Quỳnh Nhai (Sơn La) Đất Ít, Vẫn Thu Nhập Khá Quỳnh Nhai (Sơn La) Đất Ít, Vẫn Thu Nhập Khá

“Đất sản xuất đang ngày càng bị thu hẹp trong khi yêu cầu thu nhập của người dân ngày một tăng cao, đòi hỏi địa phương phải cấp bách tìm được những nguồn thu cao và ổn định” - ông Nguyễn Hoài Thu - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai chia sẻ.

20/06/2014
Cần Đột Phá Khâu Trước Và Sau Nông Dân Trong Chuỗi Sản Xuất Nông Nghiệp Cần Đột Phá Khâu Trước Và Sau Nông Dân Trong Chuỗi Sản Xuất Nông Nghiệp

Dân Việt trân trọng giới thiệu bài viết “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và tăng thu nhập bền vững cho người nông dân: Cần đột phá ở khâu trước và sau nông dân” của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

20/06/2014
Đạm Cà Mau Hấp Dẫn Ngân Hàng Đạm Cà Mau Hấp Dẫn Ngân Hàng

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.

26/11/2014