Hợp Tác Nông Nghiệp Việt Nam - Ireland

Ngày 3/11, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm & biển Ireland đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tham dự lễ ký có Bộ trưởng Bộ NN-PTNT VN Cao Đức Phát; ngài Damien Cole, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ireland tại VN.
Bản ghi nhớ này là kết quả của mối quan hệ hợp tác thành công giữa Ireland và VN trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có chuyến công tác Ireland của đoàn đại biểu Bộ NN-PTNT VN năm 2013.
Việc ký kết Bản ghi nhớ sẽ tăng cường các cơ hội trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước.
Đồng thời đây cũng sẽ là cơ sở rõ ràng cho việc hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể như chất lượng thực phẩm, kiểm soát vệ sinh trong SX và chế biến thực phẩm cũng như thương mại song phương ngày càng phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Để đảm bảo không làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và không gây ô nhiễm mặn nguồn nước mặt do khoan khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn chỉ đạo về việc cấm khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi tôm thẻ chân trắng và các loài thủy sản khác.

Trên những miền quê của huyện Tri Tôn (An Giang), nhiều mô hình làm ăn đã và đang phát huy hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi ba ba giống. Anh Huỳnh Văn Sen (ngụ ấp Rò Leng, xã Châu Lăng) là một trong số ít người thực hiện thành công mô hình nuôi ba ba giống tại vùng này.

Nhiều ngày qua, ngư dân ven biển xã An Hòa (huyện Tuy An, Phú Yên) hành nghề đánh bắt lưới mành trủ được mùa cá dò.

Vùng biển Việt Nam có 39 loài sinh vật có chứa chất độc có khả năng gây chết người. Trong đó có 22 loài cá, 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loài rắn biển.

Các nghề lưới kéo đơn công suất trên 90CV lãi từ 100 đến 120 triệu đồng chuyến đi biển, nghề lưới kéo đôi công suất 90-400 CV cũng lãi từ 50 triệu đồng chuyến biển 20-30 ngày.