Hợp tác kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm

Nhiều lợi ích
Ông Nguyễn Văn Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Thú Y Hải Phòng chia sẻ: Sau khi tham quan một số cơ sở giết mổ (CSGM) tập trung tại Hà Nội năm 2014, Hải Phòng xây dựng được 2 CSGM GSGC tập trung trên địa bàn TP.
Điều này góp phần xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ không đủ điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn các quận nội thành, cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Chi cục cũng tham mưu cho TP vận động các tổ chức, cá nhân di chuyển các CSGM nhỏ lẻ vào 2 CSGM tập trung này.
Là tỉnh giáp ranh với Hà Nội, Hà Nam là địa phương cung cấp một lượng lớn GSGC cho Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Tân – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Nam cho biết, dù mới thực hiện phối hợp trong công tác Thú y với Hà Nội được một năm nhưng lượng động vật (ĐV) và sản phẩm ĐV của tỉnh được vận chuyển vào Hà Nội thông qua kiểm dịch đã tăng lên đáng kể.
Năm 2014, số ĐV, sản phẩm ĐV đã qua kiểm dịch vận chuyển về Hà Nội chiếm tỷ lệ gần 50% trong tổng số ĐV, sản phẩm ĐV của tỉnh xuất trong nước. Trong đó chủ yếu là các sản phẩm từ lợn và gia cầm.
Đến nay, Chi cục thú y Hà Nội đã thực hiện chương trình phối hợp với 24 Chi cục Thú y tỉnh, thành phía Bắc. Nhờ đó, phần lớn số GSGC vận chuyển lưu thông giữa Hà Nội với các tỉnh đều được tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y tại nơi xuất phát đúng theo quy định. Không chỉ tăng cường trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh, Hà Nội và các tỉnh còn phối hợp trong kiểm soát, truy tìm nguồn gốc các chủ buôn bán GSGC nhập lậu.
Phối hợp chặt chẽ, toàn diện
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, song chương trình phối hợp vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định. Đơn cử như Hà Nam, dù tiếp giáp Hà Nội với nhiều tuyến giao thông nhưng hiện nay tại các đầu mối giao thông không có trạm kiểm dịch, vì vậy địa phương không kiểm soát được các phương tiện vận chuyển ĐV, sản phẩm ĐV vào Hà Nội.
"Trên địa bàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được CSGM tập trung nên không thể kiểm soát được việc giết mổ ĐV cũng như kiểm dịch GS, GC vận chuyển ngoại tỉnh" – ông Tân nói. Để từng bước khắc phục những khó khăn, trong thời gian tới, Hà Nội và các tỉnh sẽ tiếp tục trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tham mưu các cơ chế, chính sách về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y. Đặc biệt là các chính sách về xây dựng, quản lý mạng lưới thú y cơ sở; chính sách hỗ trợ, giải pháp quản lý các CSGM, sơ chế, chế biến sản phẩm ĐV.
Ông Đỗ Phú Sơn – Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y Hà Nội cho rằng, để nâng cao hiệu quả của chương trình phối hợp, các địa phương cần thông báo kịp thời các trường hợp vi phạm như: Giấy kiểm dịch không hợp lệ, vận chuyển không có giấy kiểm dịch, thủ tục kiểm dịch không đúng... để phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm.
Cùng với việc trao đổi thông tin đa chiều, các địa phương cần phối hợp kiểm tra các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, các cơ sở sản xuất con giống, CSGM của Hà Nội và các tỉnh, thành. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh ĐV của địa phương mình.
Có thể bạn quan tâm

Mới gặp tôi, ông Vương Khánh Hùng ở xã Hải Thành (Hải Lăng, Quảng Trị) đã chia sẻ: “Sống ở vùng úng trũng, chủ yếu nhờ vào mấy sào ruộng quanh năm lại thường xuyên bị lũ lụt nên cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng với gia đình tôi. Trăn trở mãi, cuối cùng tôi nghĩ phải “tích tụ” ruộng đất, đưa cơ giới vào đồng ruộng giải quyết nhanh khâu làm đất, đặc biệt là khâu thu hoạch tránh lũ mới có được thu nhập ổn định...”.

Chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong kinh tế nông nghiệp, tạo ra giá trị và hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với trồng trọt. Do đó, trong mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị thì ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển, phấn đấu đưa ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.

Sáng 23-1, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM và Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đã làm việc với Công ty TNHH Ba Huân để nghe báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) này, đồng thời ghi nhận ý kiến của DN đối với Dự án Luật Thú y, Luật Vệ Sinh an toàn lao động, sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra tháng 5- 2015.

Anh Tô Cẩm Tùng (nhà vườn trồng lan ở Nhuận Đức, Củ Chi, TP.HCM) nhận định ở thời điểm tháng 9 và tháng 10, nếu nhà vườn nào kịp kích lan bằng chế độ bón phân, chăm sóc để cây dồn sức cho việc ra và nuôi nụ thì lượng lan nở đều, còn nếu để tự nhiên đều thất bại.

Ông Lâm Định Quốc, giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng, cho biết để tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo thơm của VN đang tăng trưởng mạnh tại các thị trường Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Mỹ..., trong năm 2015 công ty đã liên kết với người dân tăng diện tích trồng lúa thơm từ 1.800ha (năm 2014) lên 4.000ha theo hình thức bao tiêu.