Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hợp tác kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm

Hợp tác kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm
Ngày đăng: 25/04/2015

Nhiều lợi ích

Ông Nguyễn Văn Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Thú Y Hải Phòng chia sẻ: Sau khi tham quan một số cơ sở giết mổ (CSGM) tập trung tại Hà Nội năm 2014, Hải Phòng xây dựng được 2 CSGM GSGC tập trung trên địa bàn TP.

Điều này góp phần xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ không đủ điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn các quận nội thành, cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Chi cục cũng tham mưu cho TP vận động các tổ chức, cá nhân di chuyển các CSGM nhỏ lẻ vào 2 CSGM tập trung này.

Là tỉnh giáp ranh với Hà Nội, Hà Nam là địa phương cung cấp một lượng lớn GSGC cho Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Tân – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Nam cho biết, dù mới thực hiện phối hợp trong công tác Thú y với Hà Nội được một năm nhưng lượng động vật (ĐV) và sản phẩm ĐV của tỉnh được vận chuyển vào Hà Nội thông qua kiểm dịch đã tăng lên đáng kể.

Năm 2014, số ĐV, sản phẩm ĐV đã qua kiểm dịch vận chuyển về Hà Nội chiếm tỷ lệ gần 50% trong tổng số ĐV, sản phẩm ĐV của tỉnh xuất trong nước. Trong đó chủ yếu là các sản phẩm từ lợn và gia cầm.

Đến nay, Chi cục thú y Hà Nội đã thực hiện chương trình phối hợp với 24 Chi cục Thú y tỉnh, thành phía Bắc. Nhờ đó, phần lớn số GSGC vận chuyển lưu thông giữa Hà Nội với các tỉnh đều được tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y tại nơi xuất phát đúng theo quy định. Không chỉ tăng cường trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh, Hà Nội và các tỉnh còn phối hợp trong kiểm soát, truy tìm nguồn gốc các chủ buôn bán GSGC nhập lậu.

Phối hợp chặt chẽ, toàn diện

Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, song chương trình phối hợp vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định. Đơn cử như Hà Nam, dù tiếp giáp Hà Nội với nhiều tuyến giao thông nhưng hiện nay tại các đầu mối giao thông không có trạm kiểm dịch, vì vậy địa phương không kiểm soát được các phương tiện vận chuyển ĐV, sản phẩm ĐV vào Hà Nội.

"Trên địa bàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được CSGM tập trung nên không thể kiểm soát được việc giết mổ ĐV cũng như kiểm dịch GS, GC vận chuyển ngoại tỉnh" – ông Tân nói. Để từng bước khắc phục những khó khăn, trong thời gian tới, Hà Nội và các tỉnh sẽ tiếp tục trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tham mưu các cơ chế, chính sách về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y. Đặc biệt là các chính sách về xây dựng, quản lý mạng lưới thú y cơ sở; chính sách hỗ trợ, giải pháp quản lý các CSGM, sơ chế, chế biến sản phẩm ĐV.

Ông Đỗ Phú Sơn – Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y Hà Nội cho rằng, để nâng cao hiệu quả của chương trình phối hợp, các địa phương cần thông báo kịp thời các trường hợp vi phạm như: Giấy kiểm dịch không hợp lệ, vận chuyển không có giấy kiểm dịch, thủ tục kiểm dịch không đúng... để phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm.

Cùng với việc trao đổi thông tin đa chiều, các địa phương cần phối hợp kiểm tra các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, các cơ sở sản xuất con giống, CSGM của Hà Nội và các tỉnh, thành. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh ĐV của địa phương mình.


Có thể bạn quan tâm

Mận Bắc Hà Sẽ Trở Thành Thương Hiệu Chất Lượng Cao Mận Bắc Hà Sẽ Trở Thành Thương Hiệu Chất Lượng Cao

Có thời điểm, diện tích mận ở Bắc Hà lên tới trên 2.000 ha và là nguồn thu nhập chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều diện tích mận bị thoái hóa, sản phẩm mận bị rớt giá khiến người nông dân không còn mặn mà phát triển cây mận.

14/10/2014
Bình Định Sẽ Triển Mô Hình Khuyến Ngư “Nuôi Hàu Thương Phẩm” Tại Khu Vực Sinh Thái Cồn Chim Bình Định Sẽ Triển Mô Hình Khuyến Ngư “Nuôi Hàu Thương Phẩm” Tại Khu Vực Sinh Thái Cồn Chim

Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: Tháng 1.2015, mô hình “Nuôi hàu thương phẩm” sẽ được triển khai nuôi tại khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại. Hai đối tượng nuôi được chọn nuôi tại mô hình lần này là hàu muỗng và hàu Thái Bình Dương.

14/10/2014
Sản Lượng Thủy Sản Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Đạt 2,8 Triệu Tấn Sản Lượng Thủy Sản Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Đạt 2,8 Triệu Tấn

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chín tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,8 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so cùng kỳ năm 2013, trong đó có một triệu tấn thu được từ khai thác và 1,8 triệu tấn do nuôi trồng, tổng giá trị 34.500 tỷ đồng.

14/10/2014
Ngư Dân Trong Tỉnh Bình Định Khai Thác Vụ Cá Nam Đạt Hiệu Quả Khá Ngư Dân Trong Tỉnh Bình Định Khai Thác Vụ Cá Nam Đạt Hiệu Quả Khá

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở NN-PTNT), vụ cá Nam năm nay (từ tháng 4 đến tháng 9) tuy không phải là vụ khai thác chính trong năm nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trong tỉnh Bình Định đã khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao.

14/10/2014
Giá Cá Bống Tượng, Cá Chình Tăng Giá Cá Bống Tượng, Cá Chình Tăng

Theo một số thương lái thu mua cá chình, cá bống tượng trên địa bàn huyện Cái Nước, nguyên nhân giá cá trên thị trường lúc tăng lúc giảm là do diện tích thả nuôi không ổn định. Khi cá tăng giá nông dân ồ ạt thả nuôi dẫn đến cung vượt cầu, còn khi nguồn cung khan hiếm hoặc ổn định thì giá mua sẽ tang.

14/10/2014