Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội

Đây là nội dung buổi làm việc của ông Nguyễn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh với đoàn công tác Hà Nội do ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dẫn đầu vào sáng 17/9.
Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.
Thời gian qua, Sở Công Thương Bình Thuận đã tổ chức nhiều chương trình và tạo thuận lợi để các doanh nghiệp trong tỉnh liên doanh, liên kết với các kênh phân phối trong nước như chợ đầu mối chuyên kinh doanh rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Lâm Đồng, Khánh Hòa… nhằm tạo ra các kênh tiêu thụ trong cả nước nhưng kết quả đạt được chưa khả quan.
Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội tại cuộc họp cho biết, thanh long bán ở các siêu thị lớn ở Hà Nội lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên các siêu thị đều khẳng định thanh long Bình Thuận chất lượng tốt, phù hợp với người tiêu dùng.
Vì vậy, việc hợp tác, khai thác mặt hàng quả thanh long Bình Thuận tiêu thụ tại Hà Nội có ý nghĩa quan trọng, nhằm kết nối các doanh nghiệp kinh doanh thanh long của tỉnh với các nhà kinh doanh phân phối rau quả trên địa bàn thành phố Hà Nội để đẩy mạnh kênh tiêu thụ nội địa đạt hiệu quả.
Thời gian tới, để mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long Bình Thuận tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc đề nghị Sở Công Thương cần phối hợp ngành nông nghiệp chỉ đạo các doanh nghiệp thanh long Bình Thuận tiếp cận trực tiếp với các siêu thị, các nhà phân phối tại các chợ đầu mối Hà Nội để ký kết hợp đồng cung ứng thanh long với số lượng, giá cả ổn định; chú ý đến hình thức, mẫu mã trái thanh long; dán nhãn sản phẩm để người tiêu dùng phân biệt rõ nguồn gốc thanh long, nhất là những doanh nghiệp được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản TP HCM vừa tìm thấy chất cấm Trifluralin trong một loại cá nước ngọt, bán tại chợ đầu mối Bình Điền. Điều này cho thấy, chất cấm vẫn có thể tồn tại trong thủy sản.

Dọc con đường từ TX Trà Vinh đi huyện Duyên Hải, rải rác trong các ao tôm cạn queo đang xử lý đáy chờ chính vụ là những ao tôm ngập nước nhưng quạt guồng lặng im tang tóc. Anh Hải, đại lý phân phối trùn quế Tài Lộc tại Trà Vinh, người hướng dẫn chúng tôi đi thăm vùng nuôi tôm Duyên Hải giải thích: Cứ thấy ao nước mà guồng im là biết tôm vừa chết.

Không ai có thể ngờ, anh nông dân chân chất có cái tên rất hoa mỹ Nguyễn Văn Đẹp đã từng kinh qua nghề "gõ đầu trẻ", sau đó chuyên kinh doanh phụ tùng xe gắn máy. Anh chỉ mới "biến thành" nông dân hơn… 2 năm nay nhưng những "bô lão" nông dân hàng đầu tại vùng đất này cũng phải thán phục kỹ thuật trồng cà chua trong nhà lưới kỹ thuật cao của anh. Nhiều người nói, Đẹp mới vào nghề nông mà chẳng hiểu sao lại rất am hiểu về đất, độ ẩm, nhiệt độ, giống má…, cứ y như là nhà khoa học vậy!

Anh Phạm Văn Vũ (SN 1968), ngụ tại ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) là một trong những ND đầu tiên nuôi bò sữa và làm giàu từ vật nuôi này.

Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.