Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội

Đây là nội dung buổi làm việc của ông Nguyễn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh với đoàn công tác Hà Nội do ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dẫn đầu vào sáng 17/9.
Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.
Thời gian qua, Sở Công Thương Bình Thuận đã tổ chức nhiều chương trình và tạo thuận lợi để các doanh nghiệp trong tỉnh liên doanh, liên kết với các kênh phân phối trong nước như chợ đầu mối chuyên kinh doanh rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Lâm Đồng, Khánh Hòa… nhằm tạo ra các kênh tiêu thụ trong cả nước nhưng kết quả đạt được chưa khả quan.
Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội tại cuộc họp cho biết, thanh long bán ở các siêu thị lớn ở Hà Nội lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên các siêu thị đều khẳng định thanh long Bình Thuận chất lượng tốt, phù hợp với người tiêu dùng.
Vì vậy, việc hợp tác, khai thác mặt hàng quả thanh long Bình Thuận tiêu thụ tại Hà Nội có ý nghĩa quan trọng, nhằm kết nối các doanh nghiệp kinh doanh thanh long của tỉnh với các nhà kinh doanh phân phối rau quả trên địa bàn thành phố Hà Nội để đẩy mạnh kênh tiêu thụ nội địa đạt hiệu quả.
Thời gian tới, để mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long Bình Thuận tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc đề nghị Sở Công Thương cần phối hợp ngành nông nghiệp chỉ đạo các doanh nghiệp thanh long Bình Thuận tiếp cận trực tiếp với các siêu thị, các nhà phân phối tại các chợ đầu mối Hà Nội để ký kết hợp đồng cung ứng thanh long với số lượng, giá cả ổn định; chú ý đến hình thức, mẫu mã trái thanh long; dán nhãn sản phẩm để người tiêu dùng phân biệt rõ nguồn gốc thanh long, nhất là những doanh nghiệp được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, tôm nuôi trước lịch xảy ra hiện tượng bị chết hàng loạt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, như Bình Nam (Thăng Bình), Tam Xuân 1 (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ)... Các mẫu tôm bệnh thu được qua kiểm tra, xét nghiệm đã có 2 mẫu dương tính với vi rút đốm trắng (Tam Kỳ).

Hiện nay, các địa phương đang chỉ đạo bà con nông dân khẩn trương cấy nốt diện tích lúa còn lại, tiếp tục chăm sóc lúa mới cấy và cây màu vụ Hè - Thu. Đồng thời với việc gieo trồng cây lúa, màu vụ mùa, bà con nông dân còn khẩn trương thu hoạch được 24.699 cây mầu vụ Chiêm - Xuân năm 2008 để kịp thời giải phóng đất cho sản xuất vụ mùa đúng thời vụ.

Sóc Trăng nằm trong vùng biển bồi, hệ thống rừng phòng hộ trên 6.000 ha, mức độ nhiễm mặn khác nhau nên tạo ra điều kiện tốt nhất để các giống loài thủy sản sinh sản, phát triển, tái tạo nguồn lợi cho biển, cho vùng nội đồng.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng tháng 7 ước đạt 2,38 tỉ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2014 lên 17,43 tỉ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản quý I/2013 đã có sự bứt phá mạnh với mức tăng 35% so với năm trước. Tuy nhiên, sang quý II, các DN thủy sản đang vấp phải trở ngại khi cước vận tải biển đi EU đã tăng từ 600 – 1.200 USD/container tùy loại 20 feet hoặc 40 feet.