Hong Kong Trở Lại Với Nghề Trồng Trọt

Người dân Hong Kong đang quay lại với nghề trồng lúa và rau do lo sợ nguy cơ thực phẩm bẩn từ Trung Quốc đại lục
Theo AFP, sau 40 năm biến mất, một cánh đồng lúa hữu cơ đã xuất hiện trở lại ở thung lũng Long thuộc phía bắc Hong Kong, ngay bên cạnh những tòa nhà chọc trời,
Cánh đồng này chỉ sản xuất 3 tấn gạo hữu cơ mỗi năm, rất nhỏ bé so với mức 833 tấn gạo nhập vào Hong Kong mỗi ngày, nhưng giá loại gạo này cao gấp vài lần so với gạo thông thường.
Hong Kong đất chật người đông nên nhập khẩu gần như toàn bộ thực phẩm. Chỉ khoảng 2% rau quả tiêu thụ tại đặc khu này được trồng ở địa phương.
Tuy nhiên hiện vài trăm trang trại rau đã mọc lên ở Hong Kong, trong đó có 130 trang trại hữu cơ. “Do thực phẩm ở Trung Quốc không an toàn, người Hong Kong phải chọn các sản phẩm an toàn hơn” - chuyên gia thực phẩm Kan Wai Hong khẳng định.
Nhiều người tiêu dùng Hong Kong khẳng định họ thà trả giá cao để mua rau sạch của nông dân Hong Kong tự trồng thay vì ăn rau từ đại lục. “Chúng tôi sợ. Người dân Hong Kong rất lo ngại về nguồn cung thực phẩm từ đại lục” - ông Jonathan Wong, giám đốc Trung tâm Nguồn lực hữu cơ Hong Kong, nhấn mạnh.
Ông Thomas Fung, chủ một trang trại rau hữu cơ ở Hong Kong, cũng cho biết: “Người dân không cảm thấy an toàn với rau từ đại lục nên nhu cầu rau sạch địa phương là cực lớn”.
Thời gian qua, người Hong Kong liên tục xôn xao với những bê bối thực phẩm bẩn ở Trung Quốc đại lục, tiêu biểu là vụ sữa nhiễm melamine gây bệnh sỏi thận, chân gà ngâm hóa chất hydrogen peroxide, rau quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu quá cao...
Hồi tháng 4, Bộ Môi trường Trung Quốc thừa nhận 16% diện tích đất nước này bị ô nhiễm nặng. Gần 25% diện tích đất nông nghiệp nhiễm các hóa chất độc hại như cadmium.
Hong Kong là một trong những nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới, ước tính gần 6.800 người sống trên 1km2 đất ở đặc khu này.
Do đó đất trồng hầu như đã biến mất trong những năm qua. Hiện tại ước tính chỉ có khoảng 7km2 đất ở Hong Kong đang sản xuất nông sản. Tại đây, rất nhiều gia đình đã lập ra những mảnh vườn nhỏ trồng rau trên mái nhà.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.

Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".

Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn, song có một thực tế là hiện nay, nhiều người nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng vì nguồn giống chưa đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ngậm ngùi nếm "trái đắng" bởi mua phải giống kém chất lượng trên thị trường.

“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.

Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.