Hồng Không Hạt Được Giá

Dịp này, người dân các huyện Lộc Bình, Cao Lộc (Lạng Sơn) đang bước vụ thu hoạch hồng không hạt với niềm vui được mùa lẫn giá.
Hồng không hạt Lạng Sơn là loại hồng trơn, vị ngọt dịu đến ngọt đậm sau khi ngâm, quả nhiều cát đường và rất giòn, trọng lượng từ 12 - 15 quả/kg.
Hồng không hạt hay còn gọi là hồng ngâm do trước khi ăn, phải ngâm hồng qua nước để khử chát. Hồng không hạt ở Lạng Sơn có khoảng 300 ha, sản lượng hàng năm ước tính khoảng 1.200 tấn quả.
Anh Chu Văn Thắng ở thôn Nà Pàn, xã Bảo Lâm (Cao Lộc), phấn khỏi nói: “Gia đình tôi có gần 200 cây hồng không hạt, năm nay cây nào cũng sai quả, mỗi cây thu được từ 50 đến 70 kg quả, tư thương đến tận nhà mua giá từ 12 - 13.000đ/kg, còn vận chuyển đi bán lẻ được 15 - 17.000đ/kg nên gia đình tôi và bà con nơi đây vui lắm”. Như vậy, với việc được mùa và được giá như năm nay thì trung bình mỗi cây hồng không hạt đem lại khoản thu nhập khoảng 600.000 – 700.000 đồng.
Dọc theo các chợ phiên Lộc Bình (huyện Lộc Bình), chợ Bản Ngà (Cao Lộc), chợ Đông Kinh, chợ Diễm Vuông (TP Lạng Sơn)…, nhiều tư thương đến mua hồng tấp nập. Chị Lê Thị Hoa, một trong những người chuyên buôn bán hoa quả ở chợ Đông Kinh (TP Lạng Sơn) cho biết: “Năm nay hồng không hạt được mùa, quả lại to, đẹp lắm! Dù giá hơi cao, nhưng đó là giá chung. Hơn thế hồng không hạt ở đây rất dễ bán vì quả giòn, ngọt nên được nhiều người ưa chuộng”.
Có thể bạn quan tâm

Sau 12 năm đăng ký, giờ đây VN có thể xuất trái vải tươi sang Úc, trang tin Cơ quan Truyền thông quốc gia Úc ABC cho biết ngày 12-5.

Trong khi dưa hấu, hành tím phải cậy tới lòng hảo tâm của người tiêu dùng nội thì ngay tại các siêu thị, chợ cóc, hàng ngoại nhập được bán tràn lan. Đến cả tim, pín, lưỡi bò; tăm bông; dầu gội ngoại... cũng lấn lướt “sân nhà”.

Ngày 13/5, đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG SANTE) thuộc Ủy ban châu Âu vừa thông báo đã nhận được chứng thư điện tử đầu tiên trên Hệ thống Chuyên môn và Kiểm soát Thương mại (TRACES) do Cục cấp cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản sang thị trường EU.

Trong những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Minh Sơn (Bắc Mê) đã áp dụng mô hình nuôi ong mật vào phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả cao, mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế ở địa phương. Với hệ sinh thái đa dạng, phong phú và nhiều diện tích rừng nên địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng để phát triển việc nuôi ong.

Hiện nay, một phần diện tích lúa Xuân trà chính vụ tại nhiều xã như: Việt Vinh, Việt Hồng, Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành… của huyện Bắc Quang bước vào giai đoạn thu hoạch; còn những trà lúa muộn đang ở giai đoạn chín đỏ đuôi.