Hồng Không Hạt Được Giá

Dịp này, người dân các huyện Lộc Bình, Cao Lộc (Lạng Sơn) đang bước vụ thu hoạch hồng không hạt với niềm vui được mùa lẫn giá.
Hồng không hạt Lạng Sơn là loại hồng trơn, vị ngọt dịu đến ngọt đậm sau khi ngâm, quả nhiều cát đường và rất giòn, trọng lượng từ 12 - 15 quả/kg.
Hồng không hạt hay còn gọi là hồng ngâm do trước khi ăn, phải ngâm hồng qua nước để khử chát. Hồng không hạt ở Lạng Sơn có khoảng 300 ha, sản lượng hàng năm ước tính khoảng 1.200 tấn quả.
Anh Chu Văn Thắng ở thôn Nà Pàn, xã Bảo Lâm (Cao Lộc), phấn khỏi nói: “Gia đình tôi có gần 200 cây hồng không hạt, năm nay cây nào cũng sai quả, mỗi cây thu được từ 50 đến 70 kg quả, tư thương đến tận nhà mua giá từ 12 - 13.000đ/kg, còn vận chuyển đi bán lẻ được 15 - 17.000đ/kg nên gia đình tôi và bà con nơi đây vui lắm”. Như vậy, với việc được mùa và được giá như năm nay thì trung bình mỗi cây hồng không hạt đem lại khoản thu nhập khoảng 600.000 – 700.000 đồng.
Dọc theo các chợ phiên Lộc Bình (huyện Lộc Bình), chợ Bản Ngà (Cao Lộc), chợ Đông Kinh, chợ Diễm Vuông (TP Lạng Sơn)…, nhiều tư thương đến mua hồng tấp nập. Chị Lê Thị Hoa, một trong những người chuyên buôn bán hoa quả ở chợ Đông Kinh (TP Lạng Sơn) cho biết: “Năm nay hồng không hạt được mùa, quả lại to, đẹp lắm! Dù giá hơi cao, nhưng đó là giá chung. Hơn thế hồng không hạt ở đây rất dễ bán vì quả giòn, ngọt nên được nhiều người ưa chuộng”.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần vừa rồi, giá khoai lang tím Nhật đã được thu mua với mức giá tăng nhẹ. Niềm vui chưa lâu, đầu tuần này nông dân trồng khoai lại tiếp tục đối mặt với nỗi lo cũ mang tên: giá cả.

Đó là khuyến cáo của bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) trước tình hình người dân sạ lúa gửi trong mía ngày càng nhiều.

Ông Lê Thanh Trị (Đức Trọng - Lâm Đồng) là người đã chế tạo thành công máy tách vỏ ngoài hạt mắc ca. Hiện giá bán mỗi chiếc máy tách vỏ hạt mắc ca được ông bán ra thị trường là 14 triệu đồng.

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) hình thành 2 khu vực cây trồng chính: Lúa nước tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Hải, Tân Hải, Hộ Hải và Phương Hải, với diện tích 2.200ha; hành, tỏi, rau màu trồng nhiều ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải.

Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.