Hồng giòn vào vụ cho thu nhập cao

Thương lái thu mua hồng tại vườn với giá từ 6.500 đến 7.000 đồng/kg
Với giá bán này, 1ha hồng cho nhà vườn thu về từ 20 - 25 triệu đồng.
Đây là nguồn thu khá lớn mặc dù loại cây này tại xã Đạ Sar chỉ trồng xen lẫn với vườn cà phê. Chị Lơ Mu Ka Hiếu (42 tuổi), ngụ thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương tươi cười, cho biết, năm nay, 80 gốc hồng của gia đình chị cho thu về 13 triệu đồng.
Bên cạnh gia đình Ka Hiếu là nhà ông Lơ Mu Ha Bất (67 tuổi) với gần 1ha hồng trồng xen lẫn với cà phê.
Ông Bất cho biết, thương lái đã tới trả hơn 28 triệu nhưng ông chưa bán bởi năm nay vườn hồng của gia đình ông cho quả nhiều, phải đúng 30 triệu đồng ông mới bán vụ hồng này.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô phi có thịt trắng, ít mỡ và có thể chế biến được nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, loài thủy sản này dễ nuôi, có thể sinh sống và phát triển tốt ở hệ sinh thái nước ngọt, lợ… ít bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao; giá thành sản xuất thấp.

Nghề Lờ dây phát triển mạnh tại các tỉnh duyên hải. Đây là nghề hoạt động tự phát, chủ yếu khai thác ở vùng ven bờ, đánh bắt tất cả các loài thủy sản lớn nhỏ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái vùng ven biển.

Về xã Như Hòa (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), chúng tôi được người dân nơi đây kể nhiều về mô hình nuôi cá trắm đen của anh Nguyễn Văn Thảnh ở xóm 7.

Nghề nuôi ngao ở xã Phú Hải (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) có từ năm 90 của thế kỷ trước, khi ấy chỉ có vài hộ nuôi. Người nọ học hỏi người kia, người biết nhiều cũng chỉ là kiến thức được đúc kết từ những vụ đã qua, có khi đúng khi không, bởi vậy nuôi ngao năm được, năm mất.

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản, nhất là con tôm với nhiều hình thức nuôi: Nuôi tôm công nghiệp, quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống… Những hình thức nuôi này đã thực sự mang lại hiệu quả, giúp nhiều hộ dân khá giàu.