Hồng Giòn Đà Lạt Giá Rẻ Tràn Xuống Đường

Một kg hồng giòn dọc các tuyến phố Đà Lạt có giá đồng hạng 10.000 đồng, giảm một nửa so với đầu vụ.
Trên tuyến đường từ huyện Đức Trọng lên TP Đà Lạt, những ngày gần đây, trái hồng Đà Lạt được nhiều người dân đổ ra bán với giá cao nhất cũng chỉ khoảng 10.000 đồng một kg, giảm mạnh so với đầu vụ.
Trong khi đó, giá mua tại vườn chỉ dao động ở mức 3.000-5.000 đồng một kg. Tuy nhiên, dù đang vào vụ thu hoạch rộ, nhưng tình hình thu mua của các thương lái khá chậm. Ông Hoàng, có vườn trồng hồng khoảng 1ha ở Đức Trọng cho biết dù đã kêu mấy ngày nay, người mua vẫn không đến lấy hàng.
Từ 5-7 năm nay, giá hồng ăn trái ở Đà Lạt liên tục giảm, diện tích trồng cũng theo đó thu hẹp. Năm nay, giá hồng Đà Lạt giảm mức thấp nhất, mặc dù sản lượng trái giảm 40% so với năm ngoái do cây bị bệnh giác ban.
"Với giá thu mua tại vườn 4.000 đồng một kg, 7 tấn hồng của tôi chỉ bán được 28 triệu đồng, trừ tiền công, phân bón, thuê người hái, vụ này coi như hòa vốn", ông Hoàng cho biết.
Người dân trồng hồng ở Đà Lạt cho biết, hồng năm nay xuất đi các tỉnh thành trong nước không mạnh bằng những năm trước, lại phần lớn tiêu thụ tại chỗ. Do đó, các điểm bán hồng giòn dạng thời vụ dọc hai bên các tuyến phố mọc lên như nấm, tập trung nhiều nhất ở đường Phù Đổng Thiên Vương, gần Đại học Đà Lạt.
Một phụ nữ bán hồng tại khu vực này cho biết, tuần trước mỗi ngày bán được cả trăm kg, trừ vốn cũng kiếm được 250.000 đồng mỗi ngày. Qua đến tuần này lượng bán đã giảm vì người tiêu dùng có vẻ đã ngán ăn trái hồng.
Chi cục Thống kê TP Đà Lạt cho biết, toàn thành phố hiện chỉ còn khoảng 300ha hồng ăn trái, sản lượng ước trên 4.000 tấn. Vào năm 2010, thành phố có 524ha hồng, sản lượng lúc đó là 6.700 tấn.
Ông Trần Như Dũng, Chủ tịch UBND xã Xuân Trường cho biết, diện tích hồng ăn trái Đà Lạt tập trung chủ yếu ở các xã ngoại thành như Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung… và từ 5 đến 7 năm trở lại đây nông dân đã chặt bỏ nhiều.
Hiện còn rất ít diện tích chuyên canh, chủ yếu cây hồng được trồng xen canh để lấy tán che mát cho cây cà phê. Ở ngoại thành đất rộng nên người dân trồng cây hồng bao quanh hàng rào nhà hay vườn để có thêm thu nhập. Cây hồng hiện nay không còn là thu nhập chính của bà con như 10 năm về trước
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, lúc hồng ăn trái còn thịnh hành, toàn tỉnh Lâm Đồng có hàng nghìn hecta. Nhưng vài năm nay nông dân đã chặt bỏ rất nhiều, diện tích hồng ăn trái chỉ còn tập trung chủ yếu ở huyện Lạc Dương và thị trấn Đ’Ran, huyện Đơn Dương. “Việc không mang lại hiệu quả kinh tế qua một thời gian dài dẫn đến giảm diện tích là điều dễ hiểu”, ông Sơn nói.
Một thương lái chuyên đóng hồng đi TP HCM cho biết, mùa thu hoạch kéo dài trong 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 11. Những năm trước sức tiêu thụ khá đều, không hiểu vì sao càng ngày sức tiêu thụ càng yếu. Có thể do trái cây các vùng miền khác càng lúc càng phong phú nên trái hồng Đà Lạt khó tiêu thụ, thêm vào đó là tâm lý người tiêu dùng lo ngại mua phải hồng Trung Quốc vốn đang tràn vào Việt Nam.
Cụ bà Nguyễn Thị Hiển, 77 tuổi nhớ lại, vào những năm 1980 của thế kỷ trước, gia đình bà có 2 cây hồng trứng lớn trước sân, cứ tới mùa là có người tới mua bao nguyên cây để tự thu hoạch suốt mùa và được định giá bằng vàng. Chỉ 2 cây hồng trứng trước sân nhà, nhưng năm nào gia đình bà cũng bán được 7- 8 chỉ vàng.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.

Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.

Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.