Hồng Được Mùa

Cây hồng bén rễ ở xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) từ hàng chục năm nay, nhờ hợp đất đai, khí hậu nên không cần tốn nhiều công chăm sóc vẫn đâm hoa kết trái mỗi khi đến mùa thu hoạch.
Năm nay cũng không là ngoại lệ, từ đầu làng đến cuối xóm nhuộm một màu vàng thích mắt của quả hồng sắp chín, kèm theo đó là mùi thơm rất đặc trưng. Do đầu ra không ổn định, các hộ dân đang phải tự tìm mối tiêu thụ.
Năm nay thương lái về mua hồng không nhiều. Do đó, dọc quốc lộ 46, từ cầu Mượu (huyện Hưng Nguyên) đến thị trấn Nam Đàn, du khách dễ dàng bắt gặp cảnh người dân trải bạt ni lông bên đường để bán hồng. So với năm 2013, giá hồng hiện tại giảm khá nhiều, hồng trái nhỏ với giá 12.000đ/kg, loại to 16-18.000đ/kg.
Trung bình hàng năm tổng sản lượng hồng trên địa bàn xã Nam Anh đạt mức 500 tấn, giá cả ổn định như mọi năm sẽ mang lại khoản thu cho xã không dưới 6 tỷ đồng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/hong-duoc-mua-post134988.html
Có thể bạn quan tâm

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.

Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.

Năm 2015, huyện Ngọc Lặc đặt ra mục tiêu trồng mới 800 ha rừng, hơn 20.000 cây phân tán. Để công tác trồng rừng diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch, thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuẩn bị nguồn giống bảo đảm chất lượng, huyện đã phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện trồng cây phân tán.