Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồng Đà Lạt rớt giá, vẫn nhập gần 2.000 tấn hồng Trung Quốc

Hồng Đà Lạt rớt giá, vẫn nhập gần 2.000 tấn hồng Trung Quốc
Ngày đăng: 16/10/2015

Theo ông Trần Văn Hoàng, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII (Lào Cai), hồng Trung Quốc đang vào vụ, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10.

Vài tháng gần đây, lượng hồng nhập về Việt Nam qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai tăng đột biến.

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII, con số này vào tháng 7 là 5 tấn, tháng 8 là 920 tấn và tháng 9 lên đến 1.932 tấn.

Trong khi cùng kỳ năm trước, lượng hồng Trung Quốc nhập sang Việt Nam rất ít, dao động 194-821 tấn, riêng tháng 7 không có.

 

 Hồng Trung Quốc bán tràn lan ở các chợ, cửa hàng trong khi hồng Đà Lạt lại rớt giá khá mạnh.

Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII  cho biết, phân biệt hồng trong nước và Trung Quốc rất khó.

Bởi hồng Trung Quốc khá phong phú về chủng loại cũng như màu sắc, kích cỡ.

Tuy nhiên, ông Hoàng cũng đưa ra một số cách để người dân nhận biết, phân biệt qua các đặc điểm cơ bản.

Theo đó, thông thường hồng Trung Quốc quả to, đều, hơi vuông và mẫu mã đẹp hơn hẳn.

Đặc biệt vỏ quả bóng, có khía và cuống lõm.

Trong khi hồng Việt Nam quả to nhỏ không đều, giống quả trứng, cuống lồi, nhiều đốm đen và dễ bị thâm.

Khi bổ ra, phía ruột cuống hơi cứng và có mùi thơm.

Song theo ông Hoàng, việc nhận biết 2 loại này qua màu sắc chỉ là tương đối.

Bởi hồng Trung Quốc nhập về Việt Nam có nhiều chủng loại, phổ biến 3 màu vàng, xanh và đỏ như hồng ta.

  Hồng Đà Lạt cuống lồi, tươi, màu không đều, khi bổ ra có mùi thơm.

Ở Việt Nam, hồng được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt và gần đây phổ biến ở Sapa (Lào Cai).

Song, hồng ở Sapa chủ yếu là hồng giòn.

Trực tiếp trồng loại cây đặc sản này, anh Trường Sơn (Đà Lạt) thừa nhận rất khó phân biệt hồng Việt Nam với hàng Trung Quốc.

Vì thế, ngay ở thủ phủ hồng trong nước, nhiều điểm kinh doanh vẫn bày bán hàng Trung Quốc mà không biết.

Ngay những người trồng như anh cũng chỉ biết phân biệt qua kích thước.

Ngoài ra, những nhận biết về màu sắc chỉ là tương đối.

Hàng chục ha hồng chín rụng không người thu hoạch ở Đà Lạt.

Theo anh Sơn, hồng Trung Quốc ồ ạt nhập về Việt Nam như hiện nay khiến hồng Đà Lạt năm nay được mùa nhưng rớt giá thảm hại.

Tháng 9, vào chính vụ, giá hồng bán buôn tại các chợ chỉ được 7.000-8.000 đồng/kg.

Nếu mua tận vườn, giá giảm 1/3 và là mức thấp nhất từ trước đến nay.

"Giá rẻ, thu không đủ tiền công nên tôi quyết định bỏ không, hồng chín rụng đầy vườn.

Một số nhà dân ở khu ngoại thành như  Xuân Trường, Trạm Hành, Đức Trọng,...

đã chặt bỏ để trồng cà phê với hy vọng mang lại kinh tế cao hơn", anh Sơn cho hay.


Có thể bạn quan tâm

Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên

Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.

03/11/2014
Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

04/11/2014
Nông Dân Đắk Lắk Nông Dân Đắk Lắk "Đau Đầu" Vì Nạn Trộm Cắp Cà Phê

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

04/11/2014
Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

04/11/2014
Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì? Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì?

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

04/11/2014