Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồng Đà Lạt rớt giá, vẫn nhập gần 2.000 tấn hồng Trung Quốc

Hồng Đà Lạt rớt giá, vẫn nhập gần 2.000 tấn hồng Trung Quốc
Ngày đăng: 16/10/2015

Theo ông Trần Văn Hoàng, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII (Lào Cai), hồng Trung Quốc đang vào vụ, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10.

Vài tháng gần đây, lượng hồng nhập về Việt Nam qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai tăng đột biến.

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII, con số này vào tháng 7 là 5 tấn, tháng 8 là 920 tấn và tháng 9 lên đến 1.932 tấn.

Trong khi cùng kỳ năm trước, lượng hồng Trung Quốc nhập sang Việt Nam rất ít, dao động 194-821 tấn, riêng tháng 7 không có.

 

 Hồng Trung Quốc bán tràn lan ở các chợ, cửa hàng trong khi hồng Đà Lạt lại rớt giá khá mạnh.

Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII  cho biết, phân biệt hồng trong nước và Trung Quốc rất khó.

Bởi hồng Trung Quốc khá phong phú về chủng loại cũng như màu sắc, kích cỡ.

Tuy nhiên, ông Hoàng cũng đưa ra một số cách để người dân nhận biết, phân biệt qua các đặc điểm cơ bản.

Theo đó, thông thường hồng Trung Quốc quả to, đều, hơi vuông và mẫu mã đẹp hơn hẳn.

Đặc biệt vỏ quả bóng, có khía và cuống lõm.

Trong khi hồng Việt Nam quả to nhỏ không đều, giống quả trứng, cuống lồi, nhiều đốm đen và dễ bị thâm.

Khi bổ ra, phía ruột cuống hơi cứng và có mùi thơm.

Song theo ông Hoàng, việc nhận biết 2 loại này qua màu sắc chỉ là tương đối.

Bởi hồng Trung Quốc nhập về Việt Nam có nhiều chủng loại, phổ biến 3 màu vàng, xanh và đỏ như hồng ta.

  Hồng Đà Lạt cuống lồi, tươi, màu không đều, khi bổ ra có mùi thơm.

Ở Việt Nam, hồng được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt và gần đây phổ biến ở Sapa (Lào Cai).

Song, hồng ở Sapa chủ yếu là hồng giòn.

Trực tiếp trồng loại cây đặc sản này, anh Trường Sơn (Đà Lạt) thừa nhận rất khó phân biệt hồng Việt Nam với hàng Trung Quốc.

Vì thế, ngay ở thủ phủ hồng trong nước, nhiều điểm kinh doanh vẫn bày bán hàng Trung Quốc mà không biết.

Ngay những người trồng như anh cũng chỉ biết phân biệt qua kích thước.

Ngoài ra, những nhận biết về màu sắc chỉ là tương đối.

Hàng chục ha hồng chín rụng không người thu hoạch ở Đà Lạt.

Theo anh Sơn, hồng Trung Quốc ồ ạt nhập về Việt Nam như hiện nay khiến hồng Đà Lạt năm nay được mùa nhưng rớt giá thảm hại.

Tháng 9, vào chính vụ, giá hồng bán buôn tại các chợ chỉ được 7.000-8.000 đồng/kg.

Nếu mua tận vườn, giá giảm 1/3 và là mức thấp nhất từ trước đến nay.

"Giá rẻ, thu không đủ tiền công nên tôi quyết định bỏ không, hồng chín rụng đầy vườn.

Một số nhà dân ở khu ngoại thành như  Xuân Trường, Trạm Hành, Đức Trọng,...

đã chặt bỏ để trồng cà phê với hy vọng mang lại kinh tế cao hơn", anh Sơn cho hay.


Có thể bạn quan tâm

Giá Bắp Cải Thấp, Nông Dân Cho Bò Ăn Giá Bắp Cải Thấp, Nông Dân Cho Bò Ăn

Tại huyện Châu Thành (An Giang), giá bán bắp cải tại ruộng chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg. Nhiều người không bán được đã đem đổ xuống sông hoặc cho bò ăn.

27/03/2014
Kiếm Tiền Từ... Hít Thuốc Sâu Kiếm Tiền Từ... Hít Thuốc Sâu

Mỗi khi mùa thu hoạch lúa đến, các cánh đồng phủ một màu vàng ươm thì người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “một nắng, hai sương” của người nông dân. Ít ai biết đóng góp cho thành quả ấy là công của những người phun thuốc thuê. Họ đã phải đổi sức khỏe để lấy thu nhập.

27/03/2014
Cá Tra, Tôm Nguyên Liệu Sốt Giá Cá Tra, Tôm Nguyên Liệu Sốt Giá

Liên tục mấy năm qua, nông dân nuôi cá tra và tôm sú ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và giá cả bấp bênh khiến người nuôi thua lỗ, treo ao. Nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, hai mặt hàng thủy sản chủ lực này luôn hút hàng, giá tăng mạnh, nguồn cung không đủ.

27/03/2014
Mía Xương Gà Giảm Giá Mía Xương Gà Giảm Giá

Hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang bước vào cuối vụ thu hoạch mía xương gà, nên giá mía giảm mạnh so với thời điểm cách đây 2 tháng.

27/03/2014
Đề Xuất Tiêu Hủy Kho Sừng Tê Giác Bị Thu Giữ Đề Xuất Tiêu Hủy Kho Sừng Tê Giác Bị Thu Giữ

Bộ NN-PTNT đang cân nhắc việc tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi bị thu giữ và coi đó như khẳng định Việt Nam không cho phép hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.

27/03/2014