Hồng Đà Lạt rớt giá, vẫn nhập gần 2.000 tấn hồng Trung Quốc

Theo ông Trần Văn Hoàng, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII (Lào Cai), hồng Trung Quốc đang vào vụ, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10.
Vài tháng gần đây, lượng hồng nhập về Việt Nam qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai tăng đột biến.
Theo số liệu từ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII, con số này vào tháng 7 là 5 tấn, tháng 8 là 920 tấn và tháng 9 lên đến 1.932 tấn.
Trong khi cùng kỳ năm trước, lượng hồng Trung Quốc nhập sang Việt Nam rất ít, dao động 194-821 tấn, riêng tháng 7 không có.
Hồng Trung Quốc bán tràn lan ở các chợ, cửa hàng trong khi hồng Đà Lạt lại rớt giá khá mạnh.
Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII cho biết, phân biệt hồng trong nước và Trung Quốc rất khó.
Bởi hồng Trung Quốc khá phong phú về chủng loại cũng như màu sắc, kích cỡ.
Tuy nhiên, ông Hoàng cũng đưa ra một số cách để người dân nhận biết, phân biệt qua các đặc điểm cơ bản.
Theo đó, thông thường hồng Trung Quốc quả to, đều, hơi vuông và mẫu mã đẹp hơn hẳn.
Đặc biệt vỏ quả bóng, có khía và cuống lõm.
Trong khi hồng Việt Nam quả to nhỏ không đều, giống quả trứng, cuống lồi, nhiều đốm đen và dễ bị thâm.
Khi bổ ra, phía ruột cuống hơi cứng và có mùi thơm.
Song theo ông Hoàng, việc nhận biết 2 loại này qua màu sắc chỉ là tương đối.
Bởi hồng Trung Quốc nhập về Việt Nam có nhiều chủng loại, phổ biến 3 màu vàng, xanh và đỏ như hồng ta.
Hồng Đà Lạt cuống lồi, tươi, màu không đều, khi bổ ra có mùi thơm.
Ở Việt Nam, hồng được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt và gần đây phổ biến ở Sapa (Lào Cai).
Song, hồng ở Sapa chủ yếu là hồng giòn.
Trực tiếp trồng loại cây đặc sản này, anh Trường Sơn (Đà Lạt) thừa nhận rất khó phân biệt hồng Việt Nam với hàng Trung Quốc.
Vì thế, ngay ở thủ phủ hồng trong nước, nhiều điểm kinh doanh vẫn bày bán hàng Trung Quốc mà không biết.
Ngay những người trồng như anh cũng chỉ biết phân biệt qua kích thước.
Ngoài ra, những nhận biết về màu sắc chỉ là tương đối.
Hàng chục ha hồng chín rụng không người thu hoạch ở Đà Lạt.
Theo anh Sơn, hồng Trung Quốc ồ ạt nhập về Việt Nam như hiện nay khiến hồng Đà Lạt năm nay được mùa nhưng rớt giá thảm hại.
Tháng 9, vào chính vụ, giá hồng bán buôn tại các chợ chỉ được 7.000-8.000 đồng/kg.
Nếu mua tận vườn, giá giảm 1/3 và là mức thấp nhất từ trước đến nay.
"Giá rẻ, thu không đủ tiền công nên tôi quyết định bỏ không, hồng chín rụng đầy vườn.
Một số nhà dân ở khu ngoại thành như Xuân Trường, Trạm Hành, Đức Trọng,...
đã chặt bỏ để trồng cà phê với hy vọng mang lại kinh tế cao hơn", anh Sơn cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam có kế hoạch mở rộng hệ thống bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thay vì chỉ tập trung bán sản phẩm qua các nhà phân phối như lâu nay.

Cũng chừng thời gian này năm ngoái, giá cà phê trên các thị trường tăng mạnh. Mấy ngày qua, giá lại sôi nổi không kém dù ở đỉnh thấp hơn năm ngoái. Có gì xảy ra? Phản ứng thế nào với thị trường như thế này?

Tính đến ngày 26-9-2015, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu đạt 721.200 tấn sản phẩm các loại, theo Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).

Sau hơn 4 năm triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp, chỉ mới có hơn 300.000 hộ trong tổng số hơn 11 triệu hộ tham gia. Theo nhiều chuyên gia hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp sẽ là phương thức giúp loại hình này phát huy hiệu quả trong thời gian tới.

Lần đầu tiên, TPHCM có vùng an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi tại 9 xã thuộc hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, sau khi các xã này áp dụng tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt (VietGap).