Hồng Đà Lạt khó tiêu thụ vì tin đồn có xuất xứ Trung Quốc

Theo ông Đinh Việt Dũng, hồng Đà Lạt - Lâm Đồng khi chín đều có lớp bụi phấn trên trái, sau khi thu hái, bà con dùng máy đánh bóng, nên bị nhầm là trái hồng Trung Quốc sử dụng hóa chất làm đẹp.
Bên cạnh đó, bà con tại địa phương tận dụng thùng giấy đóng trái cây có chữ Trung Quốc, Thái Lan (do giá thành rẻ hơn 40%, chất lượng tốt hơn so với thùng giấy sản xuất trong nước) để đóng gói đưa đi tiêu thụ, dẫn tới sự hiểu lầm của người tiêu dùng về nguồn gốc trái cây.
Tiểu thương dùng bao bì có chữ Trung Quốc để đóng gói hồng Đà Lạt gây nhầm lẫn về nguồn gốc
Cùng với đó, trái hồng Trung Quốc được đưa ồ ạt vào Việt Nam, hình thức khó phân biệt dẫn tới sự nhập nhằng, khiến hồng Đà Lạt đã rẻ nay còn khó tiêu thụ.
Nhiều chủ vựa thu mua hồng tại thôn thị trấn D'Ran cho biết, vào đầu mùa, giá hồng dao động khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg, nhưng sau khi thị trường có tin đồn hồng Đà Lạt là hồng Trung Quốc giả danh, giá hồng đã giảm còn một nửa, hiện giá hồng tại vựa chỉ khoảng 6.000 - 6.500 đồng/kg loại đẹp.
D'Ran là vùng trồng hồng lớn tại Lâm Đồng với diện tích hơn 1.000ha, sản lượng khoảng 5.000 tấn/mùa.
Mặc dù đang vào chính vụ nhưng tin đồn thất thiệt khiến hơn một nửa diện tích trồng hồng đang chín rộ chưa thể tiêu thụ được.
Có thể bạn quan tâm

Đại diện của Chi cục Chăn nuôi TP.HCM nêu khó khăn: Khi phát hiện chất cấm, phải giữ heo từ 5-7 ngày chờ kiểm tra. Điều này thường khiến heo bị giảm đề kháng, hay bị lở mồm, long móng.

Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An) là người đưa ra đề xuất kiên quyết tại nghị trường, rằng không phải cứ đợi gây hậu quả chết người mới xử lý hình sự những đối tượng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, mà cần xử lý ngay nếu bắt quả tang được hành vi này.

Đây là hành vi vô đạo đức của những người sản xuất, bởi ngay trên bao bì đựng chất này đã ghi rõ chỉ được phép sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải, giấy, xây dựng, nghiêm cấm sử dụng tạo màu trong chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi...

Một trong những tồn tại, bất cập đối với sản xuất lúa gạo nước ta, đó là việc mải chạy đua theo năng suất bằng việc sử dụng các giống lúa kém chất lượng.

Chọn mảnh đất cằn cỗi nằm cạnh đồi cao, ông Lê Xuân Quang, thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn (Bình Định) đã gây dựng thành công trang trại có doanh thu 1,5 tỷ đồng mỗi năm...