Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồng Đà Lạt khan hiếm, giá tăng hàng chục lần

Hồng Đà Lạt khan hiếm, giá tăng hàng chục lần
Ngày đăng: 21/11/2015

Hiện tại, hồng giòn tại chợ Đà Lạt có giá 25.000 – 30.000 đồng/kg, hồng trứng có giá 18.000 – 25.000 đồng/kg, hồng dẻo sấy khô bổ cau có giá 250.000 – 300.000 đồng/kg.

Hồng sấy nguyên quả hơn 350.000 đồng/kg, cao gấp hàng chục lần so với cách đây 1 tháng, khi giá bán tại vườn chưa đến 2.000 đồng/kg mà thương lái còn “chê lên, chê xuống” khiến người trồng hồng điêu đứng.

Tuy nhiên, dù giá tăng cao nhưng lượng hồng bán ra rất ít.

Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động quanh chợ Đà Lạt, dọc đèo Prenn, đường D’Ran (Đơn Dương), đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt...

chỉ còn vài điểm nhỏ lẻ người dân trưng bày hồng trên các quầy sạp lưu động để bán cho du khách.

Do cuối vụ nên hồng được bày bán không nhiều ở chợ Đà Lạt.

Ông Trương Văn Năm (62 tuổi) có hơn 5 sào hồng dưới chân đèo Prenn, nói: “Vào thời điểm cuối tháng 9-2015, giá hồng chỉ ở khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg tùy loại, thương lái đến thu mua chọn lựa rất kỹ, tiêu thụ rất chậm.

Tính ra mùa hồng năm nay người dân chúng tôi lỗ nặng tiền phân bón và công chăm sóc, lượng hồng thải bỏ dưới gốc cây hơn 60%”.

Hiện chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa vụ hồng Đà Lạt sẽ hết, một số nông dân tiến hành dọn cây, cắt tỉa cành chuẩn bị cho năm sau.

Thực chất của đợt rớt giá thê thảm vừa qua của hồng Đà Lạt không phải vì “trúng mùa” mà chủ yếu do vướng phải tin đồn “ngâm hóa chất” và “sử dụng bao bì Trung Quốc” để đóng gói khiến người tiêu dùng xa lánh.

Ông Đinh Việt Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn D’Ran, Đơn Dương (Lâm Đồng), nơi trồng hồng nhiều nhất ở Lâm Đông, cho biết địa phương đã có nhiều biện pháp để bác bỏ tin đồn gây hiểu nhầm giữa hồng Đà Lạt và hồng Trung Quốc, đồng thời miễn thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng cho các tiểu thương… nên giá hồng cuối vụ có phần nhích lên cao.

Ngoài ra, sắp tới, huyện Đơn Dương cũng sẽ đề xuất lên các ban ngành của tỉnh xây dựng thương hiệu cho hồng D’Ran để tạo niềm tin và bảo vệ cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Để Mía Đạt Chữ Đường Cao Để Mía Đạt Chữ Đường Cao

Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là nông dân huyện Phụng Hiệp sẽ chính thức bước vào thu hoạch vụ mía 2013-2014. Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào thu hoạch mía vừa đạt năng suất và chất lượng (chữ đường) đang là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.

15/08/2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Sả Kỹ Thuật Trồng Cây Sả

Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Sả có tinh dầu thơm, có mùi chanh nên thường nấu làm nước gội đầu, làm nước xông giải cảm. Tinh dầu sả dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.

15/08/2013
Thêm Nguồn Lực Cho Làng Nuôi Cá Thêm Nguồn Lực Cho Làng Nuôi Cá

Với 500 triệu đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội ND cho vay, 17 hộ ND ở xã Hà Phong, huyện Hà Trung, Thanh Hóa đang thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt có thêm vốn để mua giống, thức ăn cho cá, mở rộng diện tích ao nuôi...

16/08/2013
Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê

Ông Trần Trí Công, Phó chủ tịch UBND xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho biết, dê là vật nuôi xóa nghèo hữu hiệu tại xã hiện nay so với một số con khác. Hiện nghề nuôi dê đã phát triển rộng và trải đều ở tất cả các thôn, ấp. Xã vừa quyết định chọn và xây dựng dự án hỗ trợ nuôi dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất.

01/08/2013
Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Tôm Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Tôm

Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

17/08/2013