Hồng Đà Lạt Bị Bệnh Giác Ban Tấn Công

Theo tin từ Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, niên vụ 2014, năng suất cây hồng ăn trái giảm rất mạnh, tới 40 - 50% năng suất trên toàn vùng. Nguyên nhân chính là cây hồng Đà Lạt bị bệnh giác ban tấn công trên diện rộng.
Bệnh giác ban là loại bệnh khiến lá hồng xoăn lại, rụng lá và trái. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, vào những tháng 6, 7, 8 đồng thời là những tháng hồng ra hoa kết trái. Chính bởi vậy nên năng suất hồng giảm nhiều, ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch của người trồng hồng.
Tuy năng suất hồng trái giảm nhưng giá hồng trái bán trên thị trường không tăng. Giá “cổng trại” cho hồng giòn cũng chỉ dừng lại ở mức 3.500 - 5.000 đồng/kg dẫn đến việc nhiều diện tích hồng bị phá bỏ trồng những loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt đang tìm hướng nghiên cứu trị bệnh cho cây hồng, giúp bà con tìm hướng mở cho loại cây ăn trái đặc sản này của Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định đang tích cực tái đàn, mở rộng sản xuất, phục vụ nhu cầu thực phẩm cuối năm. Điều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện nay, giá các loại gia súc, gia cầm đang bắt đầu nhích lên, người chăn nuôi trong tỉnh yên tâm đầu tư tái đàn.

Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận vừa tham dự Hội nghị sơ kết sản xuất, thâm canh và ghép cải tạo giống điều, do Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững, thuộc Bộ Nông Nghiệp & PTNT tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hai tỉnh Bến Tre, Long An đều lập đoàn kiểm tra chuyên ngành để kiểm tra việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo trên địa bàn.

Trong vài năm gần đây, giá cà phê nhân, hồ tiêu tăng cao và ổn định kéo dài, nhất là hồ tiêu nên đã thu hút nông dân các dân tộc đổ xô vào mở rộng diện tích cà phê, hồ tiêu không theo quy hoạch làm cho diện tích hai loại cây này vượt xa so với quy hoạch đến năm 2020.

Năm nay dù đã gần cuối tháng 7 âm lịch, song mực nước ở các sông đầu nguồn vẫn còn khá thấp. Nước ít ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đánh bắt thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm càng xanh mùa lũ của người dân vùng đầu nguồn.