Hồng Đà Lạt Bị Bệnh Giác Ban Tấn Công

Theo tin từ Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, niên vụ 2014, năng suất cây hồng ăn trái giảm rất mạnh, tới 40 - 50% năng suất trên toàn vùng. Nguyên nhân chính là cây hồng Đà Lạt bị bệnh giác ban tấn công trên diện rộng.
Bệnh giác ban là loại bệnh khiến lá hồng xoăn lại, rụng lá và trái. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, vào những tháng 6, 7, 8 đồng thời là những tháng hồng ra hoa kết trái. Chính bởi vậy nên năng suất hồng giảm nhiều, ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch của người trồng hồng.
Tuy năng suất hồng trái giảm nhưng giá hồng trái bán trên thị trường không tăng. Giá “cổng trại” cho hồng giòn cũng chỉ dừng lại ở mức 3.500 - 5.000 đồng/kg dẫn đến việc nhiều diện tích hồng bị phá bỏ trồng những loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt đang tìm hướng nghiên cứu trị bệnh cho cây hồng, giúp bà con tìm hướng mở cho loại cây ăn trái đặc sản này của Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Thị Huệ, 62 tuổi đạt thành tích xuất sắc về phát triển mô hình hợp tác xã, giúp nhiều hội viên thoát nghèo và vươn lên khá giả.

Nhiều năm nay thành công với mô hình nuôi cá bông lau-loài cá đặc sản có cái miệng rộng. Năm 2018 này, gia đình ông Kiệt thu khoảng 1 tỷ đồng tiền lãi

Là người trồng nấm nhiều năm nên sản phẩm của gia đình chị, đặc biệt là nấm mộc nhĩ thường xuyên được các thương lái đặt hàng và đến tận nhà thu mua.

Mô hình vừa thí điểm thành công ở huyện đảo Lý Sơn, mang lại nguồn lợi khai thác, nuôi trồng trên các đảo tiền tiêu của Việt Nam, hiệu quả kinh tế cao

Nhiều người vùng ven sông Đồng Nai, khu vực huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai giàu lên nhanh chóng nhờ nuôi tôm công nghệ lót bạt đáy ao.