Hồng Đà Lạt 2.000/kg ế thối, ăn sang hồng Nhật 400 ngàn/kg

Gần đây, khi hồng giòn Đà Lạt vào mùa thu hoạch rộ, du khách tới đây dễ dàng bắt gặp những lều tạm bợ được dựng ở ven đường để bán hồng.
Giá hồng dao động từ 3.000-5.000 đồng/kg.
Giá hồng rớt thê thảm khiến các chủ vườn ở Đà Lạt ngán ngẩm.
Đầu mùa, thương lái vào tận vườn mua hồng với giá 18.000-25.000 đồng/kg, song, hiện giá đã rớt xuống chỉ còn 2.000 đồng/kg với quả đẹp.
Hồng nhỏ, mã xấu chỉ 1.000 đồng/kg.
Còn tại các chợ, giá bán lẻ cũng chỉ ở mức 20.000-35.000 đồng/kg, tùy loại.
Nhiều nông dân bấm bụng để chặt bỏ loại cây đặc sản này.
Trái ngược hoàn toàn với tình trạng ế ẩm không có người mua của hồng giòn Đà Lạt, hồng giòn Nhật Bản đang là mặt hàng hút khách, được giới sành ăn săn lùng.
Lượng hồng này về cửa hàng bao nhiêu hết bấy nhiêu.
Chị Bùi Lê Minh Châu, nhân viên một công ty truyền thông trên đường Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, hồng giòn là món ăn yêu thích của gia đình chị, nhưng thay vì mua các loại hồng của Việt Nam, gần đây, cứ tuần hai lần chị lại đặt mua loại hồng giòn nổi tiếng của Nhật Bản.
Theo chị Châu, hồng giòn Nhật Bản quả vuông, ăn có vị ngọt, giòn rất đặc trưng, khó có thể lẫn được với các loại hồng khác.
Đặc biệt, đây là hàng xách tay từ Nhật Bản nên chị cực kỳ yên tâm về độ chất lượng mặc dù giá rất chát, hơn 400.000 đồng/kg.
“Rất khó để phân biệt hồng giòn Đà Lạt, hồng giòn Cao Bằng, hồng Mộc Châu với các loại hồng của Trung Quốc.
Mà hàng Tàu thì khó có thể yên tâm về chất lượng nên tốt nhất là tránh mua”, chị Châu chia sẻ.
Tương tự, chị Trần Thúy Quỳnh ở Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho hay, chị là tín đồ của các loại hồng giòn xách tay New Zealand và Nhật Bản.
“Muốn mua toàn phải đặt trước vì các loại hồng này chưa có bán nhiều ở Việt Nam”, chị nói.
Anh Nguyễn Đình Chung, chủ một cửa hàng chuyên bán các loại hoa quả nhập khẩu tại Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội), cho biết, hồng giòn của New Zealand thường có vào tháng 5, còn thời điểm này anh chuyển sang nhập hồng giòn Nhật Bản.
Mặc dù giá loại hồng Fuyu này khá đắt, tới 400.000-420.000 đồng/kg tùy thời điểm, nhưng vẫn cực kỳ hút khách.
“Đây là hàng xách tay theo đường hàng không về Việt Nam nên giá cao, song đổi lại, hồng về tới cửa hàng vẫn còn nguyên độ tươi mới”, anh cam kết.
Anh Chung cũng tiết lộ, giống hồng giòn của Nhật Bản quả vuông thành, ăn có vị ngọt, giòn đặc trưng, quả không có hạt.
Trung bình một ngày cửa hàng anh nhập về khoảng 50kg, có hôm chỉ nửa ngày là hết hàng.
Đặc biệt, vào ngày rằm, mùng một đầu tháng, số lượng khách đặt mua thường vượt so với số lượng hàng nhập về.
Có người đặt mua 2-3kg về để tủ lạnh ăn dần.
Cũng theo anh Chung, giống hồng giòn Fuyu nổi tiếng của Nhật Bản đã được trồng ở Mộc Châu (Sơn La) khoảng hơn chục năm nay.
Hồng ăn cũng giòn, ngọt, không chát, ít hạt hoặc không có hạt, màu sắc cũng rất giống với hồng giòn Nhật Bản.
Tuy nhiên, dân sành ăn vẫn thích chọn mua hồng Nhật hơn do yên tâm về chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông 2013 là năm thứ hai các địa phương tiến hành lưu đông cá giống theo chương trình hỗ trợ của UBND tỉnh Bắc Ninh. Thời điểm này, những đơn vị cung ứng đã chuẩn bị đầy đủ và giao cá cho các cơ sở nuôi với số lượng, chất lượng đảm bảo.

Cá chiên là loài cá hoang dã, sống ở các sông; cá có thịt thơm ngon và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, loài cá này đang bị khai thác quá mức, dẫn đến ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, giá thành của cá chiên ngày một cao, có thời điểm dao động từ 370 – 430 nghìn đồng/kg. Xuất phát từ thực tiễn đó, một số hộ dân của xã Tân Thành, huyện Bắc Quang (nơi có dòng sông Lô chảy qua), đã mạnh dạn đầu tư các lồng bằng tre kiên cố để nuôi cá chiên trên sông.

Ngày 29/11, huyện Ngọc Hiển phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá mú trong ao đất tại xã Tân Ân.

Theo Bộ NN-PTNT, sản lượng cá tra 11 tháng đầu năm ước đạt 852.000 tấn, tương ứng với diện tích nuôi thả khoảng 5.800 ha.

Nhiều hộ nuôi tôm ở xã Long Điền Đông sau khi nghe thông tin này đã đến Công an xã cung cấp thêm thông tin trong những lần bán tôm cho nhóm của ông Út