Hơn 9.600ha hồ tiêu nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (thuộc Bộ NN-PTNT), từ đầu năm đến nay đã có 9.687ha hồ tiêu ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm.
Trong đó, có 73ha hồ tiêu bị mất trắng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông.
So với cùng kỳ, tổng diện tích hồ tiêu khu vực này nhiễm bệnh giảm 394ha và diện tích hồ tiêu mất trắng giảm 482ha.
Tính đến nay, khu vực này có 89.640ha hồ tiêu (tăng hơn 7.000ha so với năm 2014) và Tây Nguyên chiếm 54% tổng diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở xã An Bình và xã Nhị Mỹ.