Hơn 9.600ha hồ tiêu nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (thuộc Bộ NN-PTNT), từ đầu năm đến nay đã có 9.687ha hồ tiêu ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm.
Trong đó, có 73ha hồ tiêu bị mất trắng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông.
So với cùng kỳ, tổng diện tích hồ tiêu khu vực này nhiễm bệnh giảm 394ha và diện tích hồ tiêu mất trắng giảm 482ha.
Tính đến nay, khu vực này có 89.640ha hồ tiêu (tăng hơn 7.000ha so với năm 2014) và Tây Nguyên chiếm 54% tổng diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao. Gà nuôi tăng trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, gà thương phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh do thịt săn chắc và thơm ngon.

Từ năm 2007, người dân xóm 9, xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định) đã đưa cây thanh long vào trồng thử nghiệm. Với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và kinh nghiệm thâm canh của người dân nơi đây, cây thanh long đã sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Ngày 17.12, ngư dân Phạm Lâm (trú tại thôn Bãi Làng, Cù Lao Chàm - Quảng Nam) khi đánh bắt tại khu vực biển Cù Lao Chàm đã câu được 3 cá mú “khủng”. Con nhỏ nhất nặng 16 kg, con kế tiếp nặng 28 kg, con lớn nhất nặng gần 73 kg với chiều dài thân lên đến 2 mét, chiều ngang 0,6 mét.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Đặng Trường Khanh đã làm nhiều việc khác không liên quan gì đến cây ca cao, nhưng bỗng dưng anh lại được “lệnh” của cha mình rời TP.Hồ Chí Minh lên huyện Định Quán (Đồng Nai) thay ông triển khai dự án phát triển cây ca cao ở vùng đất này. Hơn 8 năm qua, anh đã có biết bao buồn vui với cây ca cao.

Dự án chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được triển khai thử nghiệm tại 12 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) thời gian vừa qua đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người chăn nuôi…