Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn 89% lượng sắn xuất khẩu sang Trung Quốc

Hơn 89% lượng sắn xuất khẩu sang Trung Quốc
Ngày đăng: 06/06/2015

Báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT cho thấy: Tổng khối lượng XK sắn trong 5 tháng đầu năm đạt 2,41 triệu tấn với giá trị 725 triệu USD, tăng gần 51% về khối lượng và tăng 44,5% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Trong 4 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường NK chính chiếm 89,41% thị phần, tăng hơn 46% về khối lượng và tăng gần 43% về giá trị.

Ông Hồ Văn Hòa, Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH Quí Quân Tây Nguyên (doanh nghiệp chuyên XK sắn) cho rằng: XK sắn theo đường biên mậu sang Trung Quốc khá bấp bênh, các doanh nghiệp thường thiếu chủ động và bị chèn ép về giá cả.

Do đó, doanh nghiệp rất mong các cơ quan chức năng thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại tốt hơn cho ngành sắn, đặc biệt là đối với thị trường Trung Quốc, làm sao để có thể thúc đẩy XK sắn theo đường chính ngạch, đảm bảo quyền lợi và sức cạnh tranh về giá.

Tại hội nghị “Phát triển ngành sắn bền vững” do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia nhìn nhận: Là ngành có tiềm năng song ngành sắn vẫn phát triển chậm bởi thời gian qua, ngành này gần như bị “bỏ rơi” khi chưa có bất kỳ chính sách riêng nào tập trung phát triển.

Ông Hồ Văn Hòa nhấn mạnh, đến nay cây sắn vẫn chưa được xác định chỗ đứng đúng mức, từ đó thiếu chính sách hỗ trợ phát triển cụ thể, trực tiếp nhằm tăng năng suất, chất lượng cũng như tìm kiếm các thị trường XK hiệu quả.

Để từng bước tháo gỡ khó khăn và tiến tới sự phát triển bền vững hơn cho ngành sắn, cây sắn phải được xác định là loại cây công nghiệp và có những chính sách phát triển riêng. Đặc biệt, cần nhanh chóng xây dựng và triển khai quy hoạch chi tiết nhằm xác định rõ địa phương nào trồng diện tích bao nhiêu, từ đó có kế hoạch đầu tư hiệu quả, phù hợp với đầu ra.


Có thể bạn quan tâm

Những quy trình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả Những quy trình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả

Thời gian qua, phong trào nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi (Cà Mau) không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 2010, toàn huyện chỉ có khoảng 1.000 ha, thì tính đến cuối tháng 6/2015, diện tích đã nâng lên hơn 2.880 ha, năng suất bình quân đạt từ 5 - 7 tấn/ha/vụ.

04/08/2015
Gỡ rối cho ngành cá tra Gỡ rối cho ngành cá tra

Tại hội nghị bàn giải pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra tổ chức ngày 30-7 ở TP Cần Thơ, TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra, cho rằng cá tra ban đầu chủ yếu được tiêu thụ nội địa nhưng kể từ những năm 2000 đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

04/08/2015
Ngư dân Ninh Thuận được mùa ruốc sớm Ngư dân Ninh Thuận được mùa ruốc sớm

Khoảng một tuần trở lại đây, ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ khu vực biển Khánh Hải – Nhơn Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) “trúng mùa” ruốc. Sản lượng đánh bắt mỗi ngày ước đạt hàng chục tấn.

04/08/2015
Sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm Sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm

Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT (Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ngành cá tra đang hướng đến phát triển theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra trên thị trường.

04/08/2015
Nuôi tôm ở Kim Sơn cần có giải pháp lâu dài Nuôi tôm ở Kim Sơn cần có giải pháp lâu dài

Nuôi trồng thủy sản góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thời tiết nên nuôi trồng thủy sản có nhiều rủi ro. Vụ nuôi thủy sản vừa qua, một số diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện bị chết làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như thu nhập của người dân.

04/08/2015