Hơn 700 Ha Mía Ở Thanh Hóa Bị Bọ Hung Gây Hại

Thanh Hóa hiện có 716,3 ha mía bị bọ hung đen gây hại, trong đó có 115,7 ha bị thiệt hại nặng, bốn ha có khả năng mất trắng.
Hiện, sâu non bọ hung đang ở tuổi 3, mật độ phổ biến 5 đến 7 con/hố, cao 15 con/hố, phát sinh chủ yếu trên diện tích mía ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy.
Chủ động phòng trừ bọ hung hại mía, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đề nghị lãnh đạo các huyện chỉ đạo phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, UBND các xã phối hợp các nhà máy đường tuyên truyền, vận động nhân dân đào bắt bọ hung tuổi 3, thu gom sâu non trên diện tích nhiễm nặng và trên diện tích phá lưu gốc trồng mới; chuẩn bị vật tư cần thiết để thực hiện chiến dịch bẫy đèn diệt bọ hung đen trưởng thành.
Những vùng mía bị bọ hung gây hại nặng, Sở chỉ đạo nông dân không để lưu gốc vụ ba nhằm giảm thiếu hụt số cây trên đơn vị diện tích, giảm lượng sâu non trong quá trình phá lưu gốc; dùng một trong các loại thuốc hóa học Diazan 10GR, Basudin 10H, BAM 10G, Regen 3G, Padan 5G…, với lượng 30 đến 40 kg/ha, rắc một lớp mỏng trên mặt đất sau đó lấp dày 2 đến 3 cm, đặt hom mía lên hoặc bón vào gốc cách gốc 5 cm đối với mía lưu gốc; rắc hai bên hàng mía đẻ nhánh sau vun đợt I. Những nơi chủ động nước tưới, đối với mía đã thu hoạch xong có thể ngâm nước 5 đến 6 ngày để diệt sâu non.
Giải pháp lâu dài là trồng mía đúng thời vụ, thực hiện luân canh với một số cây trồng khác như đay, rau, đậu đỗ; đặc biệt luân canh với cây lúa nước sẽ giảm bọ hung gây hại mía.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi chuyển đổi sang nuôi tôm vài năm, nông dân Bạc Liêu lại than khó vì con tôm đỏng đảnh. Hôm nay nổi đầu vì thiếu ô xy, ngày mai lại biếng ăn nằm bờ, thân đóng rong đòi nước sạch… Những khó khăn ấy làm nông dân "chạy vắt chân lên cổ", có bao nhiêu vốn liếng, thậm chí phải vay nóng bên ngoài đều đổ vào con tôm.

Những ngày gần đây, nhiều phương tiện của ngư dân hành nghề lưới vây rút ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, trúng đậm cá cơm mồm với sản lượng đánh bắt đạt cao nhất kể từ năm 2009 đến nay.

Gà Đông Cảo hay con gọi là gà Đông Tảo có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là giống gà quý hiếm, từng là vật tiến vua.

Xen giữa màu nâu của đất bãi phù sa, màu xanh của ngô xuân là những ruộng bí đỏ hạt đậu đang cho thu hoạch lứa quả cuối cùng. Những ruộng bí quả hình nậm rượu, vàng ruộm, sai trĩu đã cho thấy hiệu quả của một loại giống cây trồng mới mà người nông dân ở xã Hợp Minh (thành phố Yên Bái) quen gọi với tên “bí siêu quả”.

Khát vọng làm giàu, anh Lê Văn Hào (sinh năm 1971) ở xóm Thái Minh, Tiên Kỳ, Tân Kỳ, Nghệ An đã mạnh dạn vay vốn mở trang trại chăn nuôi. Những năm qua đã gặt hái nhiều thành công, với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.