Hơn 7.600ha Nuôi Tôm Thâm Canh - Bán Thâm Canh

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 18/34 xã, phường, thị trấn thực hiện khai báo thả giống và thiệt hại trong nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC).
Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh có 7.683,64ha tôm nuôi TC-BTC (tôm sú 5.452,85ha, tôm thẻ chân trắng 2.230,79ha). Trong đó, TP. Bạc Liêu 2.622,73ha, huyện Vĩnh Lợi 1.624,35 ha; huyện Hòa Bình 3.375,47ha; huyện Giá Rai 58,49ha, và Đông Hải 2,6ha. Hiện, có hơn 4.800ha tôm nuôi TC-BTC bị thiệt hại. Hầu hết mức độ tôm nuôi TC-BTC thiệt hại trên 70%.
Ngành chức năng đã cấp 57 mã số vùng nuôi cho 354/561ha ao nuôi tôm. Việc cấp mã số vùng nhằm giúp nông dân dễ dàng truy nguyên nguồn gốc trong xuất khẩu thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Vốn là cây trồng quen thuộc của người dân địa phương (tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Chính), đến nay, cây mía tím đã “lan” ra nhiều xã khác, trở thành một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hải Hà.

Hiện nay đang vào cuối mùa thu hoạch vú sữa nên sản lượng tại chợ trái cây Vĩnh Kim giảm rất nhiều. Theo các chủ vựa trái cây nhận định, sản lượng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hiện chỉ còn khoảng 10% và sẽ cơ bản kết thúc mùa thu hoạch vào giữa tháng 3 âm lịch.

Thị trường RAT trong nước hiện gần như không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng. Hàng loạt vụ lừa đảo rau không rõ nguồn gốc dán nhãn RAT khiến cho thị trường rau sạch mới được gây dựng đã bị làm loạn.

Những ngày qua, giá cá tra ở Đồng Tháp nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng mạnh. Song, thay vì phấn khởi, vui mừng, nông dân lại thấy lo bởi nhiều khả năng đây chỉ là cơn “sốt giá ảo”.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân Bến Tre ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, trong đó, con cá sặc rằn được nuôi phổ biến ở vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.