Hơn 686ha nuôi trồng thủy sản đạt VietGAP

Trong đó, đối tượng thủy sản nuôi đạt chứng nhận VietGAP nhiều nhất là cá tra với 42 cơ sở (diện tích 361ha), kế đến là tôm thẻ chân trắng với 23 cơ sở (233ha), còn lại là các cơ sở nuôi tôm sú, cá rô phi, tôm càng xanh.
Việt Nam đã có 9 tổ chức được phép đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực thủy sản đó là Công ty CP chứng nhận Globalcert;
Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam (FITES); Công ty TNHH Công nghệ NHONHO; Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2, 4 và 5; Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert;
Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản; Công ty CP chứng nhận và giám định Vinacert.
Đối tượng thủy sản nuôi đạt chứng nhận VietGAP nhiều nhất là cá tra với 42 cơ sở, diện tích 361ha Nhằm đồng bộ tiêu chuẩn VietGAP với nhiều bộ tiêu chuẩn quốc tế và tham gia chương trình Tổ chức Sáng kiến nuôi trồng thủy sản bền vững toàn cầu (gọi tắt là GSSI), Tổng cục Thủy sản đã ký biên bản ghi nhớ với các tổ chức này để lập bản đồ so sánh đối chiếu, đánh giá và công nhận hài hòa lẫn nhau.
Điều này nhằm giảm thiểu chi phí chứng nhận cho cơ sở nuôi đạt nhiều tiêu chuẩn khác nhau, cũng như khẳng định vai trò, vị thế của VietGAP trong hệ thống chứng nhận quốc tế.
Cuối năm nay, VietGAP trong ngành thủy sản sẽ tham gia GSSI - đây là mốc quan trọng để ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam được quốc tế công nhận nhằm quảng bá rộng rãi và kết nối thị trường dễ dàng hơn trong thời gian tới.
Để VietGAP được áp dụng hiệu quả hơn, tại hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản” tổ chức tại Cần Thơ vừa qua, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đề nghị Vụ Nuôi trồng thủy sản hoàn thiện các văn bản phù hợp để áp dụng, rà soát và điều chỉnh bộ tiêu chí để ngắn gọn dễ triển khai áp dụng.
Vụ Nuôi trồng thủy sản cùng Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh cần tập trung tuyên truyền rộng rãi tới các hộ nuôi, doanh nghiệp về ứng dụng VietGAP.
Đồng thời, các tỉnh cần bố trí kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh phí hỗ trợ thực hiện áp dụng VietGAP, tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn chứng nhận, hướng dẫn cho người nuôi thực hiện áp dụng VietGAP.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức chứng nhận và cơ sở nuôi đạt chứng nhận VietGAP.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, tại phường 6, TP.Cao Lãnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo sơ kết “Sản xuất rải vụ thu hoạch xoài theo hướng an toàn năm 2014 - 2015”. 100 nhà vườn ở huyện Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh đến dự.

17 tấn phân bón vô cơ sản xuất trong nước và nhập khẩu tuy đảm bảo chất lượng, nhưng chỉ vì thiếu “dấu hợp qui” trên bao bì mà đã bị cơ quan quản lý thị trường tỉnh này “giam kho” đến hơn 1 tháng và xử phạt rất nặng.

Các bộ lo lắng không có quy hoạch sản phẩm cụ thể thì sẽ không quản được, hậu quả nhãn tiền là nông dân trồng nhiều nông sản, đến lúc phải đổ bỏ...

Trước kia, thường người nuôi thủ công mới "chăm" lợn bằng chất cấm. Nhưng báo cáo mới đây của Thanh tra Bộ NN&PTNT cho thấy một số doanh nghiệp có "tên tuổi" trong ngành chăn nuôi cũng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Xuất khẩu gạo mậu biên từ Myanmar sang Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới phía bắc vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh cấm tạm thời xuất khẩu của Myanmar.