Hơn 600ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Phá Hoại

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.
Để khống chế và diệt trừ sâu ong, trong những tháng qua huyện đã cấp cho nhân dân 329kg thuốc để hỗ trợ cho các xã, thị trấn có diện tích rừng trồng bị nhiễm sâu ong phun diệt trừ được 220ha, và bắt thủ công được hơn 55ha. Tuy nhiên, sâu ong có sức tàn phá lớn, việc phun thuốc và bắt thủ công như hiện nay chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, sâu ong vẫn tiếp tục lan trên diện rộng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện nhiều diện tích rừng mỡ 2-4 tuổi đã bị sâu ong ăn trụi lá; nhiều diện tích bị sâu ăn lá 2-3 lần, cây không phát triển được. Được biết, sâu ong đã xuất hiện trên địa bàn huyện từ vài năm nay, tuy nhiên địa phương vẫn chưa tìm ra cách diệt trừ hữu hiệu. Chính quyền địa phương cũng như người dân mong muốn ngành chức năng tìm ra cách diệt trừ hiệu quả để cây trồng phát triển, tạo điều kiện phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập từ rừng cho người dân./.
Có thể bạn quan tâm

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuỷ sản giống, thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là cá tầm.

Ưu đãi thấp, rủi ro dịch bệnh, đầu ra không ổn định… là những yếu tổ cản trở đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm ở Việt Nam

Huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) vừa phát hiện 2 ổ dịch bệnh lở mồm long móng với hơn 20 con bò bị nhiễm bệnh. Hiện các ổ dịch đã được khoanh vùng, không để bệnh lây lan trên diện rộng.

Giống bò Barahman đỏ có trọng lượng gần 1 tấn/con trưởng thành, giá trị kinh tế cao hơn bò vàng song thời gian sinh trưởng lại như nhau.

Mô hình luân canh lúa- tôm sú đã và đang phát triển trên vùng đất nhiễm phèn, mặn ở đất Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khá lâu. Hiện nay do thoái hoá giống, năng suất lúa không được cao và luôn bị sâu bệnh tấn công nhất là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.