Hơn 600ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Phá Hoại

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.
Để khống chế và diệt trừ sâu ong, trong những tháng qua huyện đã cấp cho nhân dân 329kg thuốc để hỗ trợ cho các xã, thị trấn có diện tích rừng trồng bị nhiễm sâu ong phun diệt trừ được 220ha, và bắt thủ công được hơn 55ha. Tuy nhiên, sâu ong có sức tàn phá lớn, việc phun thuốc và bắt thủ công như hiện nay chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, sâu ong vẫn tiếp tục lan trên diện rộng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện nhiều diện tích rừng mỡ 2-4 tuổi đã bị sâu ong ăn trụi lá; nhiều diện tích bị sâu ăn lá 2-3 lần, cây không phát triển được. Được biết, sâu ong đã xuất hiện trên địa bàn huyện từ vài năm nay, tuy nhiên địa phương vẫn chưa tìm ra cách diệt trừ hữu hiệu. Chính quyền địa phương cũng như người dân mong muốn ngành chức năng tìm ra cách diệt trừ hiệu quả để cây trồng phát triển, tạo điều kiện phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập từ rừng cho người dân./.
Có thể bạn quan tâm

Trong vài năm gần đây, nhà vườn Kế Sách (Sóc Trăng) dường như không thoát khỏi vòng luẩn quẩn giữa bài toán trồng - chặt cây ăn trái trước những tác động của kinh tế thị trường. Khi cây mận An Phước không còn sức hấp dẫn thì hàng loạt vườn mận ở các xã An Lạc Thôn, Xuân Hòa, Thới An Hội…, được thay bằng những vườn ổi lê Đài Loan phát triển ngày càng nhanh. Nhưng rồi lại...

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý I, cả nước XK gần 550.000 tấn cà phê, trong đó tháng 1 đạt 143.000 tấn, tháng 2 đạt 184.000 tấn và tháng 3 là 220.000 tấn.

Gấc là một loại cây bán hoang dại, cây leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch khoảng 9 tháng đến 1 năm. Trung bình một gốc gấc cho thu hoạch 20 – 30 quả, khi chín trọng lượng quả đạt 1 – 1,5 kg. Nếu trồng và chăm sóc tốt thì một gốc gấc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ sau lên cây mới, cây vụ sau khoẻ hơn và cho năng suất cao hơn vụ trước.

Tại vùng chuyên canh trồng chuối xã Suối Cát, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang có nhiều thương lái thu mua chuối mốc với giá cao. Trung bình mỗi ngày một tư thương có thể mua từ 2-3 tấn chuối.

Trước đó, về hợp tác phát triển kinh tế, Tập đoàn và các đơn vị thành viên với sự hỗ trợ thiết thực của tỉnh Điện Biên đã và đang triển khai nhiều dự án trên địa bàn tỉnh có hiệu quả kinh tế- xã hội cao.