Hơn 600ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Phá Hoại

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.
Để khống chế và diệt trừ sâu ong, trong những tháng qua huyện đã cấp cho nhân dân 329kg thuốc để hỗ trợ cho các xã, thị trấn có diện tích rừng trồng bị nhiễm sâu ong phun diệt trừ được 220ha, và bắt thủ công được hơn 55ha. Tuy nhiên, sâu ong có sức tàn phá lớn, việc phun thuốc và bắt thủ công như hiện nay chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, sâu ong vẫn tiếp tục lan trên diện rộng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện nhiều diện tích rừng mỡ 2-4 tuổi đã bị sâu ong ăn trụi lá; nhiều diện tích bị sâu ăn lá 2-3 lần, cây không phát triển được. Được biết, sâu ong đã xuất hiện trên địa bàn huyện từ vài năm nay, tuy nhiên địa phương vẫn chưa tìm ra cách diệt trừ hữu hiệu. Chính quyền địa phương cũng như người dân mong muốn ngành chức năng tìm ra cách diệt trừ hiệu quả để cây trồng phát triển, tạo điều kiện phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập từ rừng cho người dân./.
Có thể bạn quan tâm

“Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển trồng trọt, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã chuyển đổi thành công nhiều bộ giống cây trồng mới với năng suất, chất lượng vượt trội; phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của các địa phương. Qua đó nâng cao sản lượng lương thực, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa”. Đó là chia sẻ của đồng chí Hoàng Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp, nhiều nông dân đã trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Nhiều trà lúa Hè thu muộn khoảng 5-7 ngày tuổi ở xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ) đột ngột bị thối rễ và chết. Nguyên nhân được ngành chuyên môn nhận định ban đầu là do ngộ độc phèn.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bằng những cách làm hiệu quả, xã Vị Thắng đã và đang “thay da đổi thịt” từng ngày.

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hầu hết các địa phương đều có mô hình chuyển đổi thành công, tăng đáng kể giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, giúp nông dân tăng việc làm và thu nhập...