Hơn 60% Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Có Lãi

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải – Trà Vinh, tính đến ngày 21/8/2013, trên địa bàn huyện có 644 hộ thả nuôi hơn 225 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 412 hécta. Tập trung nhiều tại các xã Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Toàn.
Đến thời điểm này đã có 421 hộ thu hoạch được hơn 1.605 tấn tôm nguyên liệu. Giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm vụ này ở mức cao, loại 70 – 80 con/kg dao động từ 110.000 đồng đến 125.000 đồng; loại 50 con/kg có giá từ 130.000 – 145.000 đồng. So cùng kỳ năm trước thì giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm vụ này tăng từ 20.000 – 50.000 đồng/kg. Ước tính giá trị thu được từ sản xuất tôm thẻ chân trắng đã mang lại cho người dân Duyên Hải nguồn thu hơn 160 tỷ đồng.
Theo nhiều hộ nuôi, tôm thẻ chân trắng dễ nuôi, thời gian thu hoạch ngắn, nên thu hút nhiều hộ dân tham gia. Tuy nhiên, do mới được đưa vào nuôi đại trà, nhiều hộ chưa nắm bắt được hết những yêu cầu cần thiết trong nuôi tôm thẻ chân trắng, nên đã có hơn 36% hộ nuôi bị thua lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành xây dựng 10 mô hình nuôi trồng thủy sản tại các huyện Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc, Châu Đức và TP. Vũng Tàu.

Quý I-2015, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang gần 545 héc-ta (tăng 2,3% so cùng kỳ), trong đó, diện tích nuôi cá tra gần 340 héc-ta (tương đương cùng kỳ). Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 52.000 tấn (tăng 4,8% so cùng kỳ), trong đó, sản lượng cá tra 44.000 tấn (tăng 2,1% so cùng kỳ).
Ngành Nông nghiệp huyện Phước Long (Bạc Liêu) vừa nghiệm thu thành công mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt bằng giá thể tại xã Vĩnh Phú Tây.
Chăn nuôi được đánh giá sẽ chịu “tổn thương” rõ nét nhất trong ngành nông nghiệp khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Xây dựng hợp tác xã chăn nuôi được cho là một hướng đi tốt để giảm thiểu những tổn thương này.

Sau khi ủ, lên men 12 ngày hỗn hợp vỏ trái cacao, muối và cám gạo là có thể sử dụng làm thức ăn cho heo rừng.