Hơn 6.500 Ha Lúa Bị Nhiễm Sâu Cuốn Lá

Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại lúa mùa, trong đó đáng chú ý là sâu cuốn lá. Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá là 6.566ha, trong đó nhiễm nhẹ hơn 3.000ha, trung bình hơn 3200ha, gần 300ha nhiễm nặng.
Bướm sâu cuốn lá đã ra rộ và đẻ trứng trên các trà lúa, mật độ phổ biến 0,5 - 1 con/m2, cao 4 - 6 con/m2, cục bộ 8 - 10 con/m2 (Lâm Thao, Việt Trì, Phù Ninh); mật độ trứng phổ biến 10 - 20 quả/m2, cao 30 - 50 quả/m2, cục bộ 80 - 160 quả/m2 (Lâm Thao, Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Ba); mật độ sâu non phổ biến 5 - 10 con/m2, cao 24 - 32 con/m2, cục bộ 40 - 48 con/m2 (Yên Lập, Tân Sơn, Việt Trì, Tam Nông).
Theo dự báo của Chi cục BVTV, sâu non tiếp tục nở rộ, mật độ tăng nhanh và gây hại mạnh, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ kịp thời. Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Thanh Thuỷ, TP Việt Trì,... Diện tích dự kiến cần phòng trừ là 13.000ha.
Chi cục BVTV khuyến cáo các địa phương cần hướng dẫn nông dân tích cực kiểm tra đồng ruộng và phòng trừ kịp thời; khi ruộng có mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con) thì phun thuốc phòng trừ, thời gian phun thuốc cần tập trung từ ngày 8 - 14/8, trà trung có thể kéo dài đến 17/8.
Ngoài ra, các địa phương cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, bọ xít dài,…; tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng theo cơ cấu 2 vụ lúa xen 1 vụ màu, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, vụ hè thu sớm năm 2013 huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trồng 1.115 ha màu trong đó có 276 ha dưa hấu, tập trung nhiều ở các xã Phú Cường, Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc.

Diện tích ca cao bị đốn bỏ hoặc chết đến đầu tháng 7-2013 ở Bến Tre là rất lớn, khoảng 1.943ha (chết 536ha). Trong đó, thành phố Bến Tre đốn 147,11ha; Châu Thành đốn 367ha; Giồng Trôm đốn 367ha, chết 536ha; Mỏ Cày Nam đốn 14ha, Bình Đại đốn 13ha.

Theo Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam (Cites Việt Nam), sau 9 năm kể từ ngày được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam, đến nay cá tầm đã được nuôi ở cả 3 miền của đất nước.

Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh ước đạt 14.250 tấn, tăng gần 1.350 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung An là một trong 11 xã nằm trong dự án Nông thôn mới của huyện Củ Chi (Tp. HCM). Do vậy, việc ưu tiên phát triển mọi mặt về kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội rất được quan tâm. Những năm gần đây, Trung An được biết đến như là một điểm du lịch sinh thái khá nổi tiếng của huyện với nhiều loại trái cây: ổi không hạt, mít Thái, măng cụt, chôm chôm…