Hơn 50.000 Tỷ Đồng Đầu Tư Cho Tam Nông

Ông Nguyễn Công Soái-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thành ủy, UBND TP.Hà Nội tổ chức ngày 15.8.
Bước phát triển ngoạn mục
Đại diện cho địa phương đi đầu thành phố trong việc triển khai thực hiện NQ 26 và Chỉ thị 02 của Thành ủy Hà Nội về xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống nông dân, ông Nguyễn Huy Hoàng- Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, trong 5 năm qua nhờ có những cách làm sáng tạo, chỉ đạo quyết liệt, sự đồng thuận của người dân huyện đã có được những kết quả bước đầu quan trọng.
Theo ông Hoàng, đến nay huyện đã chuyển đổi được 447ha đất lúa sang trồng cây ăn quả, hoa, rau an toàn có giá trị kinh tế cao, trong đó mô hình sản xuất hoa ly ở xã Hạ Mỗ cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm. “Từ năm 2009 đến nay, toàn huyện đã xây dựng 131km đường giao thông nông thôn. Tổng mức đầu tư 186 tỷ đồng, ứng trước 23.000 tấn xi măng. Kết quả 179 hộ hiến trên 1.000m2 đất làm đường giao thông nông thôn”- ông Hoàng cho biết thêm.
Thực tế, trong 5 năm qua, nhiều địa phương ở Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức khi triển khai thực hiện NQ 26 và đạt được nhiều thành tựu ngoạn mục, đặc biệt trong việc nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn. Theo báo cáo của Thành ủy Hà Nội, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 8,2 triệu đồng/người/năm thời điểm năm 2008 lên 21,36 triệu đồng/người/năm năm 2012.
Đến tháng 6.2013, thu nhập bình quân đầu người toàn thành phố đã đạt 23,7 triệu đồng/người/năm. Nông thôn không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm, đến nay toàn thành phố còn 59.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,55%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt khoảng 42%...
“Phải thực sự vì dân”
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái, khi triển khai thực hiện NQ 26, Hà Nội gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay thành phố đã đạt được nhiều kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, ông Soái cũng thẳng thắn thừa nhận, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn nhiều tồn tại, thiếu sót và đây là những thách thức lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu của thành phố. Trong quá trình thực hiện NQ 26, đa số cán bộ nhiệt tình, tâm huyết nhưng vẫn còn một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quyết liệt, ngại va chạm.
Theo ông Nguyễn Công Soái, trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tập trung dồn điền đổi thửa, ứng dụng công nghệ sản xuất mới, cơ giới hóa đồng bộ, rà soát quy hoạch, ưu tiên đầu tư vùng sản xuất hoa, cây ăn quả, rau an toàn; phát triển dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
Ông Soái cho rằng, ở một số nơi chính quyền chỉ chọn việc dễ làm như mua sắm trang thiết bị, xây dựng trụ sở UBND xã… nhưng những việc khó như dồn điền đổi thửa xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất thì ngại làm.
“Phải thực sự vì dân, thông cảm với điều kiện bà con nông dân còn nhiều khó khăn, vất vả, tận dụng nguồn vốn của T.Ư và thành phố để đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát; phải họp với dân nhiều hơn, bàn với dân nhiều hơn”- ông Soái chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, Hà Nội có nhiều bài học kinh nghiệm quý, sâu sắc trong triển khai thực hiện NQ 26 và xây dựng NTM. Tuy nhiên, Thứ trưởng Thắng cho rằng, thời gian tới Hà Nội cần tiếp tục nâng cao chất lượng quy hoạch, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào “tam nông”, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng “đầu vào- đầu ra” cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường…
Có thể bạn quan tâm

Cây ca cao chịu bóng râm nên trồng xen được với nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác để tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất canh tác đã được người dân áp dụng. Trong 3 năm (từ 2009 - 2012), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” với quy mô 150ha.

Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên”, do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế thực hiện. Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng đưa các giống mới trên vào sản xuất.

Hiện nay, nhiều cây lấy hạt ở Việt Nam đã đạt đỉnh cao về kinh tế (như cà phê, hồ tiêu...) lại đang phải đối diện với thách thức do sự già cỗi của các vườn cây. Trong bối cảnh ấy, cây macca nổi lên như một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao với ưu thế vòng đời lên đến hơn 60 năm.

Lý giải về hiện tượng này, ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vân Canh, cho biết: Năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, sâu đục thân hại chuối, cộng với áp thấp nhiệt đới xảy ra vào trung tuần tháng 11 vừa qua, đã gây thiệt hại gần 50% diện tích chuối tết của người dân địa phương.

Năm nay, các giống cây lâm nghiệp đều được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thay vì bằng hom, hạt như trước đây. Ưu điểm của phương pháp này là cây giống sạch bệnh, độ đồng đều cao, sinh trưởng, phát triển tốt, thân mọc thẳng, ít phân cành.