Hơn 430ha Lúa Chủ Động Tưới Sẽ Bị Khô Hạn Vào Cuối Vụ Đông Xuân

Ông Võ Văn Điềm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, do hơn 2 tháng nắng nóng kéo dài trên diện rộng nên hiện nay toàn tỉnh đã có ít nhất 1.300ha lúa nước trời bị khô hạn nghiêm trọng, rất nhiều khả năng số diện tích vừa nêu sẽ thất thu sản lượng.
Đặc biệt, thời tiết khắc nghiệt đã khiến mực nước của hàng loạt hồ chứa và đập dâng tụt giảm mạnh, do đó từ nay đến cuối vụ đông xuân 2013 - 2014 chắc chắn sẽ có không dưới 431ha lúa chủ động tưới bị khô hạn nặng, cụ thể là Quế Sơn 30ha, Tiên Phước 115ha, Phước Sơn 15ha, Tây Giang 33ha, Nam Trà My 55ha, Đông Giang 42ha, Bắc Trà My 96ha, Hiệp Đức 45ha.
Ngoài ra, gần 23ha lúa đang bị 2 loại rầy nâu và rầy lưng trắng tấn công với mật độ bình quân 200 - 300 con/m2, thậm chí một số chân ruộng ở huyện Điện Bàn, Phú Ninh lên tới 2.000 con/m2.
Theo ngành nông nghiệp, ngoài rầy nâu và rầy lưng trắng thì hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng có 75ha lúa khác đang bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại. Trong đó, Quế Sơn là địa phương có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất, khoảng 20 con/m2
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.