Hơn 430ha Lúa Chủ Động Tưới Sẽ Bị Khô Hạn Vào Cuối Vụ Đông Xuân

Ông Võ Văn Điềm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, do hơn 2 tháng nắng nóng kéo dài trên diện rộng nên hiện nay toàn tỉnh đã có ít nhất 1.300ha lúa nước trời bị khô hạn nghiêm trọng, rất nhiều khả năng số diện tích vừa nêu sẽ thất thu sản lượng.
Đặc biệt, thời tiết khắc nghiệt đã khiến mực nước của hàng loạt hồ chứa và đập dâng tụt giảm mạnh, do đó từ nay đến cuối vụ đông xuân 2013 - 2014 chắc chắn sẽ có không dưới 431ha lúa chủ động tưới bị khô hạn nặng, cụ thể là Quế Sơn 30ha, Tiên Phước 115ha, Phước Sơn 15ha, Tây Giang 33ha, Nam Trà My 55ha, Đông Giang 42ha, Bắc Trà My 96ha, Hiệp Đức 45ha.
Ngoài ra, gần 23ha lúa đang bị 2 loại rầy nâu và rầy lưng trắng tấn công với mật độ bình quân 200 - 300 con/m2, thậm chí một số chân ruộng ở huyện Điện Bàn, Phú Ninh lên tới 2.000 con/m2.
Theo ngành nông nghiệp, ngoài rầy nâu và rầy lưng trắng thì hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng có 75ha lúa khác đang bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại. Trong đó, Quế Sơn là địa phương có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất, khoảng 20 con/m2
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, ở xã Lang Quán (Yên Sơn), mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý, xóm 6 cho thu lãi 80 triệu đồng/năm.

Với đặc điểm có diện tích đất trồng lúa và hoa màu chiếm tỉ lệ thấp, đa số đều là đất đồi cằn cỗi, một số nơi thường xuyên khô hạn, dinh dưỡng của đất thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng cây trồng. Để tìm được cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai như vậy luôn là bài toán khó.

Anh Đàm Đức Thuận, thôn Ngòi Xanh 2, xã Phú Lâm (Yên Sơn) trước đây có hơn 1,2 ha đất chân ruộng cao cấy lúa và trồng cây rau màu nhưng không hiệu quả kinh tế. Năm 2002, anh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách đưa 100 cây bưởi diễn và 50 cây cam đường về trồng thử.

Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.

Anh Phan Văn Thảo ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những người đi đầu trong việc trồng thử nghiệm mô hình nấm rơm trên bông thải. Bước đầu cho thấy sự khả quan, có thể mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.