Hơn 400ha Mía Bị Nhiễm Sâu Bệnh

Năm 2014, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) canh tác mía với diện tích 2.690ha, mía trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi, chủ yếu ở các xã: Tân Tiến, Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và phường VII. Trong những ngày qua, mưa nhiều làm cho diện tích sâu bệnh trên cây mía tăng đáng kể.
Toàn thành phố có hơn 400ha mía bị sâu bệnh gây hại, tăng 85ha so với tuần trước. Trong đó, các đối tượng gây hại chủ yếu là sâu đục thân, rệp sáp, rầy đầu vàng, bọ trĩ, bệnh thối đỏ, đốm đỏ, rỉ sắt. Tuy vậy, bệnh ở cấp độ thấp, chưa ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây mía.
Trước tình hình này, ngành chức năng thành phố khuyến cáo bà con trồng mía, tập trung các biện pháp chăm sóc cây mía như đánh lá mía, bón phân, vô gốc, giúp cây mía phục hồi phát triển, hạn chế những thiệt hại, cũng như đảm bảo năng suất cho cây mía.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, huyện Sơn Động (Bắc Giang) dành hơn 5,8 tỷ đồng trong số hơn 29 tỷ đồng thực hiện Chương trình quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, nhờ chăn nuôi ngựa sinh sản, gia đình ông Trương Thuỷ Long ở làng Chả, xã vùng cao Phong Vân (Lục Ngạn – Bắc Giang) không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá điển hình trong xã.

Anh Huỳnh Văn Thu ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh lớn lên ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi. Năm 1998, anh lập gia đình riêng, 2 vợ chồng và các con chỉ sống nhờ vào 3 sào ruộng lúa, thu nhập không đủ sống. Anh phải đi làm đủ nghề khác vất vả mà vẫn không kiếm thêm được bao nhiêu. Thế rồi vợ chồng anh bàn bạc và quyết định phải chuyển sang chăn nuôi lợn.

Nhằm tăng cường công tác quản lý giống thủy sản, ngày 22/05/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản.

Cả nước hiện có 234 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó chỉ còn 194 cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động, 40 doanh nghiệp còn lại (chủ yếu vốn trong nước) đã phá sản hoặc chuyển hướng kinh doanh.