Hơn 400ha Mía Bị Nhiễm Sâu Bệnh

Năm 2014, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) canh tác mía với diện tích 2.690ha, mía trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi, chủ yếu ở các xã: Tân Tiến, Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và phường VII. Trong những ngày qua, mưa nhiều làm cho diện tích sâu bệnh trên cây mía tăng đáng kể.
Toàn thành phố có hơn 400ha mía bị sâu bệnh gây hại, tăng 85ha so với tuần trước. Trong đó, các đối tượng gây hại chủ yếu là sâu đục thân, rệp sáp, rầy đầu vàng, bọ trĩ, bệnh thối đỏ, đốm đỏ, rỉ sắt. Tuy vậy, bệnh ở cấp độ thấp, chưa ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây mía.
Trước tình hình này, ngành chức năng thành phố khuyến cáo bà con trồng mía, tập trung các biện pháp chăm sóc cây mía như đánh lá mía, bón phân, vô gốc, giúp cây mía phục hồi phát triển, hạn chế những thiệt hại, cũng như đảm bảo năng suất cho cây mía.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù giá cá giống đã giảm khoảng một nửa (chỉ còn trên 20.000 đồng/kg) nhưng vẫn không bán được. Nhiều ao cá giống đang quá lứa khiến người ương nuôi cá giống gặp nhiều khó khăn.

Những ngày qua, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lúa rớt giá thê thảm đến mức nông dân băn khoăn không biết nên bán hay để cho... vịt ăn, bởi lúa tươi vừa được người nông dân Hậu Giang bán tại ruộng chỉ với 2.800 đồng/kg, được ví “rẻ như rau lang”.

Hàng loạt các đề xuất được đại diện Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ đưa ra nhằm gỡ khó cho người chăn nuôi. Song, các giải pháp được đề xuất dường như đang đi vào bế tắc.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý thu mua, vận chuyển trâu, bò qua biên giới với Lào, Campuchia theo đúng quy định, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ về thú y, ngăn chặn hiệu quả nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.