Hơn 353.400 Ha Lúa Nhiễm Sâu Cuốn Lá

Trong đó Thái Bình nhiễm trên 81.500 ha (mật độ sâu phổ biến từ 200 – 300 con/m2), Nam Định 76.500 ha (mật độ 50 – 100 con/m2), Hải Phòng 36.000 ha (mật độ 80 – 100 con/m2)…
Hiện các tỉnh đã phun được 143.070 ha, chiếm 41%. Diện tích đã phun phụ thuộc vào tỷ lệ sâu non nở cao hay thấp. 3 tỉnh có sâu non nở sớm hơn, thời gian phun tập trung đợt 1 còn chậm do trùng các ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tại Thái Bình, sâu non đã nở trên 80%, diện tích phun trừ đạt 86%; Hải Phòng sâu non nở 70%, đã phun 83%; Quảng Ninh sâu non nở 50%, phun trừ 50%. Các tỉnh còn lại tỷ lệ sâu non đã nở dưới 50%, vì vậy diện tích phun chỉ khoảng 10 – 20%.
Về dịch rầy nâu lứa 2. Rầy cám nở rộ trùng với thời điểm sâu cuốn lá nhỏ nên công tác phòng trừ thuận lợi hơn. Bà con có thể phun một loại thuốc đặc hiệu hoặc hỗn hợp thuốc để tiêu diệt cùng lúc cả 2 loại sâu trên. Đợt rầy nâu này sẽ gây cháy (diện hẹp) trên một số giống nhiễm nếu không phòng trừ kịp thời…
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Quang Minh, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, trong các ngày nghỉ Ban lãnh đạo Cục, Trung tâm BVTV phía Bắc đã đi kiểm tra, chỉ đạo các địa phương phòng trừ dịch kịp thời. ở các địa phương, đặc biệt là cấp xã và HTX đã thực hiện nghiêm túc công tác chống dịch. Cụ thể 100% số xã đã làm tốt công tác dự tính dự báo thời gian và mức độ gây hại của sâu non cuốn lá nhỏ, rầy nâu…; phân loại diện tích nhiễm theo mức độ nặng nhẹ, tập huấn biện pháp phòng trừ và hướng dẫn bà con cách sử dụng thuốc theo phương châm "4 đúng"…
Có thể bạn quan tâm

Được biết, trước kia do giống dê thường có kích thước, trọng lượng nhỏ, nên mỗi lứa dê nái chỉ đẻ một con, chủ nuôi nào “mát tay” lắm thì mỗi lứa dê cái đẻ 2 con. Nhưng hiện nay do giống dê có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, nên số con đẻ trong một lứa cũng tăng lên, thường là 3con/lứa, có trường hợp 4 con/lứa.

Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.

Không biết từ bao giờ, vùng quê Sơn Tiến lại được mệnh danh “thủ phủ” của nghề chăn nuôi dê núi nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghề nuôi dê ở đây không chỉ trở thành thương hiệu, thành một phong trào toàn xã, mà còn giúp nhiều hộ dân từ chỗ thiếu ăn nhanh vươn lên làm giàu.

Đối với huyện Tri Tôn (An Giang), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với hiệu quả thiết thực. Với lợi thế còn quỹ đất rộng, địa phương có điều kiện phát huy các mô hình sản xuất lớn, liên kết làm ăn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.