Hơn 350 triệu USD nhập khẩu nguyên liệu thủy sản

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, Việt Nam đã NK hơn 1 tỷ USD nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu. Trong đó có đến 80% trong tổng lượng NK là nguyên liệu tôm, 2 nguồn cung cấp tôm nguyên liệu chính cho Việt Nam thời gian qua là Ecuador và Ấn Độ, thông tin từ Bộ Công thương cho biết thêm.
Hiện tôm nguyên liệu đang phải chịu mức thuế nhập khẩu là 10 - 15%; cá ngừ là 12 - 24%; mực, bạch tuộc là 10 - 17%... Chính vì vậy, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã nhiều lần kiến nghị với Bộ Tài chính miễn thuế nhập khẩu thủy sản nguyên liệu xuống mức 0% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh giá xuất khẩu nhiều loại mặt hàng thủy sản Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực do giá nguyên liệu cao hơn.
Theo VASEP, ba tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt gần 1,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 261 triệu đô la Mỹ, chiếm 19,16% tỉ trọng toàn ngành; sang EU đạt trên 251 triệu đô la Mỹ, chiếm 18,4%; sang Nhật Bản đạt trên 193 triệu đô la Mỹ, chiếm 14,15%; sang Hàn Quốc đạt trên 119 triệu đô la Mỹ, chiếm 8,76% và sang ASEAN đạt trên 106 triệu đô la Mỹ, chiếm 7,81% tỉ trọng toàn ngành.
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng đánh bắt thủy sản 4 tháng đầu năm 2015 đạt gần 1,1 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng đánh bắt biển đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn đối với sản lượng nuôi trồng thủy sản, 4 tháng đầu năm 2015, đã thu hoạch được 750.000 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Ở Tiền Giang, khóm phụng, khóm son là loại trái cây được xem là “hàng độc” để phục vụ nhu cầu chưng nghi của người tiêu dùng cả nước trong dịp Tết. Ông Hà Văn Bảy, nông dân trồng khóm ở xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước (Tiền Giang) cho biết, khóm phụng, khóm son là loại khóm kiểng có màu đỏ son sặc sỡ hoặc hình dáng như chim phụng nên được thị trường rất ưa chuộng. Để có các loại khóm này cung cấp cho thị trường thì các thương lái thường phải đặt hàng từ trước Tết khoảng 1-2 tháng.

Bắt đầu vận hàn7h từ năm 2010, đến nay Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội đã thu hút được 625 Hợp tác xã (HTX) trên 11 tỉnh, thành tham gia với 1.441 điểm phân phối. Cùng với những thành công ban đầu, mô hình này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc phát triển bền vững và tăng thu nhập cho nông dân.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico từ đầu năm 2013 với 5 doanh nghiệp tham gia. Tính đến hết tháng 9/2014 nước này đã nhập trên 65.000 tấn gạo từ Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ xuất sang quốc gia Bắc Mỹ này khoảng 87.000 tấn gạo. Hiện Việt Nam đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico.

Việc tái canh cà phê khó khăn không chỉ là vấn đề tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra các giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, 85% diện tích cà phê tại Đắk Lắk do người dân trực tiếp quản lý và sản xuất nên việc quản lý, đánh giá chất lượng vườn cây chưa đầy đủ.

Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.