Hơn 350 triệu USD nhập khẩu nguyên liệu thủy sản

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, Việt Nam đã NK hơn 1 tỷ USD nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu. Trong đó có đến 80% trong tổng lượng NK là nguyên liệu tôm, 2 nguồn cung cấp tôm nguyên liệu chính cho Việt Nam thời gian qua là Ecuador và Ấn Độ, thông tin từ Bộ Công thương cho biết thêm.
Hiện tôm nguyên liệu đang phải chịu mức thuế nhập khẩu là 10 - 15%; cá ngừ là 12 - 24%; mực, bạch tuộc là 10 - 17%... Chính vì vậy, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã nhiều lần kiến nghị với Bộ Tài chính miễn thuế nhập khẩu thủy sản nguyên liệu xuống mức 0% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh giá xuất khẩu nhiều loại mặt hàng thủy sản Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực do giá nguyên liệu cao hơn.
Theo VASEP, ba tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt gần 1,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 261 triệu đô la Mỹ, chiếm 19,16% tỉ trọng toàn ngành; sang EU đạt trên 251 triệu đô la Mỹ, chiếm 18,4%; sang Nhật Bản đạt trên 193 triệu đô la Mỹ, chiếm 14,15%; sang Hàn Quốc đạt trên 119 triệu đô la Mỹ, chiếm 8,76% và sang ASEAN đạt trên 106 triệu đô la Mỹ, chiếm 7,81% tỉ trọng toàn ngành.
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng đánh bắt thủy sản 4 tháng đầu năm 2015 đạt gần 1,1 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng đánh bắt biển đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn đối với sản lượng nuôi trồng thủy sản, 4 tháng đầu năm 2015, đã thu hoạch được 750.000 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, như Báo Quảng Ngãi điện tự đã phản ánh, từ khoảng đầu tháng 2 vừa qua, tại khu vực hồ chứa Nước Trong, nằm trên địa bàn 2 xã Sơn Bao (Sơn Hà) và xã Trà Thọ (Tây Trà) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống hàng chục hộ dân trong vùng.

Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Chỉ khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định của nhà nhập khẩu, có đầu ra ổn định thì nghề nuôi tôm mới có thể phát triển ổn định và bền vững.

Tại tỉnh Bến Tre, huyện Ba Tri phát triển nghề chăn nuôi vịt chạy đồng quy mô lớn nhất tỉnh. Nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập chủ yếu từ nuôi vịt thịt và nuôi vịt đẻ trứng. Thời gian qua, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước và các tỉnh lân cận Bến Tre, đã tác động mạnh đến đầu ra của sản phẩm gia cầm, khiến nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lo lắng

Những người chăn nuôi đang bị bủa vây tứ phía, đối mặt với nguy cơ phá sản, buộc phải “treo” chuồng, tạm ngưng chăn nuôi vì thua lỗ nặng do sản phẩm không ngừng rớt giá.

Có thâm niên 7 năm trong nghề chăn nuôi lợn, anh Nghiêm Xuân Hùng ở thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là người đã thành công trong việc xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập ổn định.