Hơn 300ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Ở Hải Lăng

Cũng như các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, từ đầu vụ đông xuân, bà con nhân dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) phải đối mặt với việc chuột đồng phá hoại lúa trên diện rộng, thì nay bà con lại lo lắng trước hiện tượng các loại rầy gây hại cục bộ cho cây lúa trong thời kỳ chín sạ.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng, vụ Đông Xuân 2012 - 2013 toàn huyện Hải Lăng gieo cấy gần 6.800ha lúa với các loại giống chủ lực như: Khang dân, HT1, Ma lâm 48, BC15, IR35366... Nhờ chủ động được nguồn giống và tuân thủ đúng quy trình lịch thời vụ nên hầu hết diện tích lúa trên địa bàn huyện Hải Lăng phát triển tốt, lúa đang thời kỳ chín rộ.
Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng cục bộ và mưa dông thất thường của những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5 đã tạo điều kiện cho các loại rầy nâu và rầy lưng trắng phát triển mạnh, nên một số diện tích lúa đang thời kỳ thu hoạch đã bị rầy ép khô.
Theo thống kê của Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Hải Lăng, tính đến thời điểm này toàn huyện có trên 300ha lúa bị rầy gây hại, tập trung ở các xã Hải Thọ, Hải Thành, Hải Dương, Hải Trường, Hải Ba, Hải Hòa... (trong đó bị nhẹ 150ha, trung bình 140ha và số diện tích bị nặng gần 10ha...).
Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT và Trạm BVTV huyện Hải Lăng đã phối hợp tham mưu cho UBND huyện kịp thời đề ra nhiều giải pháp dập rầy thích hợp, hiệu quả, không chỉ cho vụ lúa đông xuân mà còn phòng trừ rầy và sâu bệnh cho vụ lúa hè thu sắp tới...
Trạm trưởng Trạm BVTV Hải Lăng Dương Văn Tuấn cho biết: “Chúng tôi đã tích cực tiến hành kịp thời việc dập rầy, hiện, diện tích lúa bị rầy gây hại đã được khống chế, không có hiện tượng lây lan. Đây là việc làm không chỉ cho diện tích lúa đông xuân mà còn cho vụ hè thu và nhiều năm tiếp theo...”.
Có thể bạn quan tâm

Việc chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh của cơ quan chức năng chuyên môn là rất quan trọng. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở, chủ hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm; khi nhận thấy gia cầm có những biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương …

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2012-2014, để khuyến khích và hỗ trợ người dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển sản xuất nông nghiệp, địa phương đã thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí cho 37 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, với tổng số tiền là hơn 2,5 tỷ đồng.

Cỏ Ghile (còn gọi là cỏ ngọt) được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng nhập giống từ Trường Đại học Nông - Lâm nghiệp Thái Nguyên từ cuối năm 2013, triển khai trồng mô hình tại xã Ngối Cáy. Giống cỏ này được sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò, dê, thỏ và cá, có những ưu điểm vượt trội so với cỏ voi và cỏ VA06 khi hệ số sử dụng đạt 100% bởi thân mềm, có vị ngọt mát.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, vụ đông năm nay toàn tỉnh có kế hoạch xây dựng 28 cánh đồng mẫu tại 9 huyện trên địa bàn tỉnh, tăng 15 cánh đồng so với vụ ĐX 2013-2014.

Không có mặt bằng, không nghề nghiệp, không có vốn nhưng nhờ đam mê hoa lan và mạnh dạn đầu tư đã giúp gia đình chị Lê Thị Hồng Hạnh (thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa) có được cơ ngơi khang trang, con cái đều học tập thành đạt và đã tạo được uy tín cho nhiều khách hàng.