Hơn 300ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Ở Hải Lăng

Cũng như các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, từ đầu vụ đông xuân, bà con nhân dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) phải đối mặt với việc chuột đồng phá hoại lúa trên diện rộng, thì nay bà con lại lo lắng trước hiện tượng các loại rầy gây hại cục bộ cho cây lúa trong thời kỳ chín sạ.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng, vụ Đông Xuân 2012 - 2013 toàn huyện Hải Lăng gieo cấy gần 6.800ha lúa với các loại giống chủ lực như: Khang dân, HT1, Ma lâm 48, BC15, IR35366... Nhờ chủ động được nguồn giống và tuân thủ đúng quy trình lịch thời vụ nên hầu hết diện tích lúa trên địa bàn huyện Hải Lăng phát triển tốt, lúa đang thời kỳ chín rộ.
Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng cục bộ và mưa dông thất thường của những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5 đã tạo điều kiện cho các loại rầy nâu và rầy lưng trắng phát triển mạnh, nên một số diện tích lúa đang thời kỳ thu hoạch đã bị rầy ép khô.
Theo thống kê của Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Hải Lăng, tính đến thời điểm này toàn huyện có trên 300ha lúa bị rầy gây hại, tập trung ở các xã Hải Thọ, Hải Thành, Hải Dương, Hải Trường, Hải Ba, Hải Hòa... (trong đó bị nhẹ 150ha, trung bình 140ha và số diện tích bị nặng gần 10ha...).
Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT và Trạm BVTV huyện Hải Lăng đã phối hợp tham mưu cho UBND huyện kịp thời đề ra nhiều giải pháp dập rầy thích hợp, hiệu quả, không chỉ cho vụ lúa đông xuân mà còn phòng trừ rầy và sâu bệnh cho vụ lúa hè thu sắp tới...
Trạm trưởng Trạm BVTV Hải Lăng Dương Văn Tuấn cho biết: “Chúng tôi đã tích cực tiến hành kịp thời việc dập rầy, hiện, diện tích lúa bị rầy gây hại đã được khống chế, không có hiện tượng lây lan. Đây là việc làm không chỉ cho diện tích lúa đông xuân mà còn cho vụ hè thu và nhiều năm tiếp theo...”.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Thú y TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, khoảng 1 tháng nay, hơn 80.000 cá mú, cá chẽm nuôi tại xã Xuân Thịnh và Xuân Hòa bị chết. Cá chết có trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg/con, với biểu hiện lở loét. Nặng nhất là xã Xuân Thịnh, tỉ lệ cá chết tại 377 lồng nuôi lên đến 90%; xã Xuân Hòa tỉ lệ cá chết nuôi tại 47 lồng là 30%.

Sau khi lỗ thông tầm từ năm 2012 đến nay, những người nuôi gà trắng hiện đều rơi vào cảnh nợ nần đầm đìa. Nhiều người bi quan cho rằng, mọi cánh cửa với dân nuôi gà công nghiệp tự phát sẽ đóng lại.

Đã từ lâu, chim, cò là nổi ám ảnh cho người nuôi tôm vì chúng gây thất thoát và truyền những dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy, ngăn ngừa được chim, cò đến ao tôm là góp phần đảm bảo vụ nuôi tôm được thắng lợi.

Từ đầu tháng 4, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 60 mẫu xét nghiệm trên đàn chim yến, tất cả kết quả âm tính với vi rút H5N1. Chi cục Thú y TPHCM sẽ tiếp tục lấy mẫu trong thời gian tới.

Phát triển hệ thống sản xuất được chứng nhận theo tiêu chẩn UTZ (tương đương GlobalGAP) là một trong những hoạt động tiền đề cho việc phát triển ca cao có năng suất, chất lượng hơn, hướng đến sản xuất hữu cơ và thương mại công bằng.