Hơn 300 Nông Dân Tham Gia Dự Án Chuỗi Giá Trị Sản Xuất Lúa Gạo Ở Long Mỹ (Hậu Giang)

Cuối tuần qua, tại thị trấn Long Mỹ, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam tổ chức ra mắt dự án chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Hậu Giang thuộc cánh đồng mẫu của thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.
Dự án nhằm giúp nông dân nâng cao kiến thức canh tác lúa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận, nhất là làm thay đổi tư duy canh tác như: Sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đương, có sổ theo dõi ghi chép, tổng kết đánh giá hiệu quả sau một vụ canh tác.
Đặc biệt, có sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp và thu mua sản phẩm, làm tăng chuỗi giá trị hạt gạo mang lợi ích cho người trồng lúa. Theo đó, Công ty Bayer Việt Nam sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương hỗ trợ và hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả, kỹ thuật canh tác lúa từ khi gieo sạ đến thu hoạch, tìm doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân thuộc cánh đồng mẫu. Hiện dự án có hơn 300 nông dân đăng ký tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông thị trấn Nếnh, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp các con đặc sản của gia đình anh Nguyễn Văn Giang ở xóm Cầu thôn Sen Hồ- thị trấn Nếnh- huyện Việt Yên.

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40ha tôm bị dịch bệnh, trong đó 1/2 diện tích tập trung ở huyện Tư Nghĩa.

Trong những năm qua, cây mãng cầu xiêm đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, được xem là cây “xóa khó giảm nghèo” của nhiều người dân ở huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), nhất là ở 3 xã: Tân Phú, Tân Thạnh và Tân Thới.

Sau bước đầu nuôi thí điểm thành công giống cá tầm xứ lạnh của Nga, giờ đây người dân khu vực Tr’Lêê (thôn Agrồng, xã A Tiêng, Tây Giang - Quảng Nam) đã bắt đầu hưởng lợi từ mô hình này, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng cao.