Hơn 300 Hộ Nuôi Thỏ Lãi Cao

Câu lạc bộ Đa dạng sinh học nông nghiệp tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị tổng kết chăn nuôi thỏ nông hộ giai đoạn 2011 - 2013 theo dự án do Công ty Dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản đầu tư trên địa bàn.
Sau hơn 2 năm thực hiện, toàn tỉnh có hơn 300 hộ nuôi thỏ với quy mô 50-100 con bố mẹ, tập trung ở Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang và TP Bắc Giang. Sản phẩm cung cấp cho Công ty và bán ra thị trường nội địa phục vụ nhu cầu chế biến thực phẩm với giá bình quân 70 nghìn đồng/kg thỏ thương phẩm; 120 - 150 nghìn đồng/kg thỏ giống đã thành thục; 60 nghìn đồng/con thỏ vừa tách đàn. Hạch toán cho thấy, với đàn thỏ bố mẹ 50 con, trừ chi phí nông dân lãi khoảng 70 triệu đồng/năm.
Tại hội nghị, lãnh đạo Công ty Dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản đã thông tin về tiến độ xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh). Đến nay, nhà xưởng và một số hạng mục phụ trợ đã hoàn tất. Dự kiến đầu tháng 6, Công ty sẽ lắp đặt dây chuyền và đi vào hoạt động với công suất chế biến khoảng 3 nghìn con thỏ thương phẩm/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 12/6, UBND tỉnh Quảng Bình và Tổng Cty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam tổ chức Hội nghị giới thiệu về hợp tác và phát triển tàu cá vỏ thép cho ngư dân.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nêu lên nghịch lý của ngành điều VN từ nhiều năm nay: Mặc dù ngành công nghiệp chế biến điều VN đã tạo được đột phá, xếp hàng thứ hai thế giới sau Ấn Độ; xếp hàng đầu thế giới về XK nhân điều (từ năm 2006-2013); nhưng những năm gần đây, diện tích điều lại liên tục giảm sút, nhiều nơi nông dân chặt bỏ điều để trồng cây khác.

Nhà máy phá sản. Giám đốc đi tù. Bản thân thất nghiệp. Những tưởng ngõ cụt đã cận kề lại mở ra cho anh một con đường mới: sưu tầm những loại lan đón khách, tiễn khách cổ truyền của đất Bắc xưa.

Từ năm 2012 đến nay, An Giang đều tổ chức thả cá về thiên nhiên, số lượng ngày càng tăng về loài, trong đó có một số loại cá quý hiếm. Việc làm này nhằm kêu gọi cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trong thiên nhiên, nhất là những loài cá trước đây nổi tiếng vì thịt ngon, số lượng nhiều, nay đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng cát pha ven biển và đất nhiễm mặn, thời gian gần đây, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã hướng cho nhân dân các xã Nga Thanh, Nga Thái, Nga Liên, Nga An trồng hồng xiêm Lái Cấm và bưởi Diễn. Các mô hình được phát triển đại trà trên đất ruộng nhiễm mặn kém hiệu quả, chân đất màu không chủ động được nước tưới và xen canh trong các khu dân cư, cho thu hoạch từ 250 đến 300 triệu đồng/ha.