Hơn 30.000 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất
Theo đó, trên cả nước đã giải ngân được hơn 1.000 tỷ đồng. Một số địa phương có dư nợ cho vay cao như: Thanh Hóa 96,3 tỷ đồng, Cần Thơ 50 tỷ đồng, Lâm Đồng 47,4 tỷ đồng và Đắk Lắk là 29,5 tỷ đồng...
Quyết định 28 được ví là cần câu để các hộ mới thoát nghèo thoát nghèo bền vững.
Theo Quyết định 28, những hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh với mức tối đa không quá 50 triệu đồng, lãi suất cho vay là 0,6875%/tháng với thời hạn tối đa 5 năm.
Thủ tục vay đơn giản, không cần thế chấp tài sản, trình tự vay và trả lãi, gốc cũng tương tự như các chương trình tín dụng chính sách khác mà hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nên đã thu hút đông đảo hộ mới thoát nghèo tham gia.
Đây được ví là cần câu cho các hộ mới thoát nghèo để thoát nghèo bền vững, vươn lên khấm khá.
Có thể bạn quan tâm

Đây là tấm bảng: “Canh tác cà phê thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu” được gia đình chị Thúy dựng lên để theo dõi diện tích 0,85 ha cà phê trồng theo mô hình bền vững. Chương trình này được tổ chức EDE Consulting khu vực châu Á - Thái Bình Dương triển khai từ tháng 8-2012.

Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, năng suất bình quân mỗi công từ 60 - 100kg. Nếu giá ở mức 68.000 đ/kg như hiện nay thì người trồng sẽ lời khoảng 2 triệu/công. Cây é rất thích nắng và khô ráo. Trước khi thu hoạch mà gặp vài đám mưa, năng suất và chất lượng sẽ bị giảm sút.

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.

Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.

Thực ra, gốc gác của những đàn trâu rong giữa rừng núi miền biên ải này vốn dĩ là trâu nhà được chủ thả tự do vào rừng. Đó là tập quán chăn nuôi tự bao đời nay của những người dân các xã nằm sâu trong vùng lõi VQG Vũ Quang.