Hơn 30.000 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất
Theo đó, trên cả nước đã giải ngân được hơn 1.000 tỷ đồng. Một số địa phương có dư nợ cho vay cao như: Thanh Hóa 96,3 tỷ đồng, Cần Thơ 50 tỷ đồng, Lâm Đồng 47,4 tỷ đồng và Đắk Lắk là 29,5 tỷ đồng...
Quyết định 28 được ví là cần câu để các hộ mới thoát nghèo thoát nghèo bền vững.
Theo Quyết định 28, những hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh với mức tối đa không quá 50 triệu đồng, lãi suất cho vay là 0,6875%/tháng với thời hạn tối đa 5 năm.
Thủ tục vay đơn giản, không cần thế chấp tài sản, trình tự vay và trả lãi, gốc cũng tương tự như các chương trình tín dụng chính sách khác mà hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nên đã thu hút đông đảo hộ mới thoát nghèo tham gia.
Đây được ví là cần câu cho các hộ mới thoát nghèo để thoát nghèo bền vững, vươn lên khấm khá.
Có thể bạn quan tâm

Để sản xuất vụ lúa Hè Thu dự báo nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân không sạ chay, chọn giống lúa cho năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với dịch bệnh.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thông tin, tuần từ ngày 7 - 13/4, tại các tỉnh phía Bắc, bệnh đạo ôn tiếp tục gia tăng nhanh về diện tích nhiễm và mức độ hại trên trà lúa xuân sớm giai đoạn đẻ rộ đến đứng cái.

Có dịp về công tác tại các tỉnh miền tây Nam Bộ, tình cờ được nghe câu chuyện về Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã thực hiện thành công mô hình trồng dừa năng suất cao tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Để có thể cung cấp rau nội địa, ở Kuban, nhiều chủ trại đã tiến hành trồng các loại rau cần thiết về mùa đông và mùa xuân trong nhà kính.

Chợ huyện Tịnh Biên (An Giang) nằm giáp biên với nước bạn Campuchia, ngày thường trên bến dưới thuyền nhộn nhịp. Tại đây từ lâu hình thành một khu vực buôn bán hàng nông sản rau, củ quả nhộn nhịp giữa cư dân hai nước.