Hơn 3 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Cho Nông Dân Trồng Bắp Lai

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt Kế hoạch gói hỗ trợ kỹ thuật – tài chính – thị trường cho sản phẩm bắp lai giai đoạn 2015 – 2016 tại huyện An Phú với tổng kinh phí thực hiện là 2.774,3 triệu đồng, trong đó: Năm 2015 là 1.568,3 triệu đồng; năm 2016 là 1.206 triệu đồng, nhằm phát triển cây bắp lai theo hướng công nghệ cao, giúp nâng cao năng suất, chất lượng hạt bắp, giảm giá thành, đảm bảo đầu ra ổn định, tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập cho nông dân.
Theo Kế hoạch, đến năm 2016 có 100 ha diện tích canh tác bắp lai của nông dân được ký hợp đồng tiêu thụ. Chọn được các giống bắp lai ngắn ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh phù hợp với vùng trồng bắp của tỉnh.
Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật theo hướng công nghệ cao để tăng năng suất và hướng đến mục tiêu giảm giá thành sản xuất từ 15 - 20% so với cách sản xuất thông thường. Hỗ trợ đầu tư, cải tiến cơ giới hóa và các công nghệ sau thu hoạch trong sản xuất bắp lai.
Các hoạt động hỗ trợ gói kỹ thuật (giai đoạn 2015 – 2016) là đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, nông dân; Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất có hiệu quả, đặc biệt là các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, cơ giới hóa, công nghệ sấy bảo quản bắp.
Hỗ trợ xây dựng các mô hình như chọn giống bắp phù hợp, Mô hình trồng bắp theo hướng hữu cơ; tưới nước tiết kiệm... chi phí mua giống cho nông dân trong các tổ hợp tác; Hỗ trợ nông dân đầu tư các máy móc thiết bị để phát triển sản xuất...
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Tủi, nuôi bò theo quy trình VietGAP đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí về con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại... và sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đạt tiêu chuẩn. Được biết đàn bò sữa trên địa bàn hiện có khoảng 100.000 con, trong đó riêng Củ Chi chiếm hơn 65.000 con.

Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, bệnh “lá đứng” trên cây chanh không hạt có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái, đây được xem là bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh; tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học…

Với gần 46 ngàn hécta, Đồng Nai đứng trong tốp đầu các tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn nhất khu vực phía Nam với nhiều loại trái ngon, như: chôm chôm, mít, xoài, sầu riêng, thanh long ruột đỏ... Đây đều là những trái cây có tiềm năng xuất khẩu lớn.

Không chỉ ở thành công ở vùng đồng bằng, mô hình chăn nuôi bò giảm nghèo được người dân ở các huyện miền núi Phú Yên áp dụng hiệu quả, mang lại thu nhập cao.