Hơn 3,6 Tỷ Đồng Bồi Thường Cho Đàn Bò Và Lợn

Sáng 31/3, Ban Chỉ đạo Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết thí điểm BHNN thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2013.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng Ban Chỉ đạo BHNN TP Hà Nội, sau hai năm triển khai thí điểm BHNN trên địa bàn TP, đã có 2.912 hộ dân thuộc hai huyện Chương Mỹ và Ba Vì tham gia, trong đó hộ nghèo chiếm 27,47%, hộ cận nghèo chiếm 9%, ngoài ra còn có hộ thường và các tổ chức, trang trại. Tổng số đàn lợn, bò sữa được đưa vào bảo hiểm với tổng kinh phí bảo hiểm hơn 5,1 tỷ đồng.
Đến ngày 31/12/2013, Công ty Bảo việt Đông Đô đã phố hợp với các trạm Thú y của huyện Chương Mỹ và huyện Ba Vì cùng UBND các xã bồi thường số lợn và bò sữa bị chết thuộc phạm vi bảo hiểm với số tiền bồi thường là hơn 3,6 tỷ đồng.
Trong đó, ở huyện Ba Vì số bò sữa chết là 66 con, tiền bồi thường là hơn 1,8 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường đạt 83,1%; số lợn chết 121 con với số tiền bồi thường là hơn 280 triệu đồng, tỷ lệ bồi thường đạt 59%. Tại huyện Chương Mỹ, số lợn chết là 861 con, số tiền bồi thường là hơn 1,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 62%.
Để bảo hiểm nông nghiệp đi vào thực tiễn có hiệu quả, giúp cho người chăn nuôi hạn chế được rủi ro, yên tâm đầu tư sản xuất, các đại biểu tham gia Hội nghị đề nghị nên điều chỉnh và bổ sung một số điều, như: Giảm phí bảo hiểm ở mức thấp hơn để số đông hộ nông dân được tham gia, đồng thời đơn giản các thủ tục. Nên mở rộng phạm vi BHNN, nhất là đối với bò sữa cần mở rộng hơn nữa về bệnh sinh sản, bệnh ký sinh trùng đường máu...
Cũng tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo BHNN TP Hà Nội đã tặng Giấy khen cho 2 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thí điểm BHNN trên địa bàn TP.
Có thể bạn quan tâm

Với nông dân,“đầu vào” - cứ nơi nào đào được là thành đầm nuôi tôm; lại không quy hoạch, nguồn nước ô nhiễm, bệnh tôm cứ thế lây lan.

Năng suất tăng nhờ đầu tư hợp lý, nhà máy và nông dân có sự phối hợp trong sản xuất và thu mua... nên năm nay nông dân trên nhiều cánh đồng mía ở các tỉnh Đông Nam Bộ rộn rã tiếng cười khi bắt đầu vụ thu hoạch mới.

Không chỉ sáng tạo bằng cách đưa Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) vào xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các hợp tác xã trong Chương trình OCOP.

Không chỉ tạo việc làm cho hàng chục người, Hợp tác xã Sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm Sáng Thiện (HTX Nấm Sáng Thiện) ở xã Quảng Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội còn là địa chỉ dạy nghề tin cậy của nhiều học viên.

Cùng một lúc kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc, vừa là chi hội trưởng nông dân (ND), phó chủ nhiệm câu lạc bộ nuôi ong, y tá thôn… nhưng ở cương vị nào ông Nguyễn Trọng Hùng, thôn Phú Tân, xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hoà (Nghệ An) đều hoàn thành tốt công việc của mình.